banner thang 1
chương trình tháng 12

Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Ra trường làm việc gì?


Học quản trị kinh doanh ra làm gì được không ít người thắc mắc đặc biệt là các bạn trẻ đang mông lung với chương trình đào tạo, tương lai của nghề. Có thể nói quản trị kinh doanh là ngành rất rộng đào tạo nguồn nhân lực có thể thích ứng với nhiều vị trí khác nhau. Tham khảo những công việc sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn định hướng cho tương lai tốt hơn.

Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và thành lập doanh nghiệp. Đây là ngành đào tạo rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh doanh, kinh tế, tài chính, nhân sự, kế toán, kiểm toán,…

Với sự đa dạng như trên, không ít bạn trẻ thắc mắc học quản trị kinh doanh ra làm gì. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ có thể linh hoạt làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Hiện nay, đây là ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất bởi cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?

Trọng tâm của ngành quản trị kinh doanh là kinh doanh và quản lý. Đây là 2 trụ cột chính của ngành. Do đó khi lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được học những môn thiên về khoa học tự nhiên như toán kinh tế, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, toán cao cấp,…

Chương trình học của ngành quản trị kinh doanh tùy vào từng trường đại học hay cao đẳng có thể khác nhau. Nhìn chung, đào tạo quản trị bao gồm kiến thức căn bản về quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, tiếp thị, tài chính và kế toán, khả năng lãnh đạo và quản lý bộ máy doanh nghiệp, hành vi tiêu dùng của khách hàng, quản trị nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm. Cụ thể, các kỹ năng này gồm giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy phản biện, quản lý thời gian và chi tiêu cá nhân.

Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đa dạng
Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đa dạng

Những tố chất cần có khi học quản trị kinh doanh

Dù là ngành học hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi nhưng không phải ai cũng thích hợp để học ngành quản trị kinh doanh. Trước khi lựa chọn dấn thân vào ngành học, bạn nên điểm qua một vài tố chất cần thiết khi học quản trị kinh doanh.

Có tư duy đa chiều và khả năng phân tích

Nếu bạn là người có tư duy và nhạy bén phân tích mọi tình huống thì đây là ngành học phù hợp dành cho bạn. Do đặc thù thiên về kinh doanh nên bạn cần phải có khả năng nhìn nhận sự việc một cách logic có hệ thống. Đây sẽ là bước đệm tốt giúp bạn thích ứng nhanh với ngành học và phát triển nhiều hơn trong tương lai và không phải đau đầu với câu hỏi học quản trị kinh doanh ra làm gì.

Chủ động và quyết đoán

Khả năng chủ động và quyết đoán sẽ là lợi thế cao khi bạn theo học ngành quản trị kinh doanh. Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tính chủ động, nhạy bén và quyết đoán sẽ giúp bạn mau chóng đạt được thành công như mong muốn.

Tính chủ động và quyết đoán sẽ giúp bạn thành công khi học quản trị kinh doanh
Tính chủ động và quyết đoán sẽ giúp bạn thành công khi học quản trị kinh doanh

Đam mê lĩnh vực kinh doanh

Không riêng ngành quản trị kinh doanh, dù ở bất cứ ngành nghề nào bạn cũng cần có sự đam mê mới có thể theo đuổi đến cùng. Có đam mê kinh doanh là bước khởi đầu hoàn hảo giúp bạn chịu được áp lực khi gặp khó khăn trong quá trình học tập và không phải mông lung với câu hỏi học quản trị kinh doanh ra làm gì.

Lý trí thắng cảm xúc

Lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi bạn phải dùng nhiều lý trí hơn cảm xúc trong mọi tình huống để giải quyết vấn đề. Lý trí sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, toàn diện và công tư phân minh hơn. Người có khả năng không bị cảm xúc chi phối sẽ dễ dàng đạt được thành công trong công việc và cả cuộc sống cá nhân.

Cân bằng lý trí và cảm xúc là kỹ năng cần thiết trong công việc
Cân bằng lý trí và cảm xúc là kỹ năng cần thiết trong công việc

Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Quản trị kinh doanh bao hàm nhiều lĩnh vực. Đây là ngành học đa năng nên sinh viên ra trường sẽ không gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm bởi bạn có thể đáp ứng nhiều vị trí khác nhau.

Giám đốc điều hành doanh nghiệp

Giám đốc doanh nghiệp là vị trí quan trọng nhất có khả năng quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty. Đây là người được các chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền quản lý toàn bộ công ty.

Giám đốc là người có trình độ chuyên môn cao cùng tầm nhìn chiến lược để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Để trở thành giám đốc, bạn cần làm qua những vị trí từ cấp thấp nhất nhằm am hiểu cơ chế vận hành của doanh nghiệp và có cách quản lý nguồn nhân lực hiệu quả.

Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý
Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý

CEO

CEO hay còn gọi chung là giám đốc điều hành. Đây là vị trí lãnh đạo quan trọng trong công ty có nhiệm vụ điều hành và định hướng toàn bộ hoạt động của công ty đúng theo mục tiêu và giá trị cốt lõi mà công ty đặt ra.

CEO có chức năng gần giống với tổng giám đốc nhưng bên cạnh đó còn chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược kinh doanh hàng năm của công ty. Vị trí CEO sẽ giúp bạn định vị bản thân tốt hơn và không phải đau đầu khi không biết học quản trị kinh doanh ra làm gì.

CEO là vị trí cực kỳ quan trọng trong công ty
CEO là vị trí cực kỳ quan trọng trong công ty

Bộ phận marketing

Nếu bạn là người đam mê với marketing thì đây là bộ phận trong doanh nghiệp thích hợp dành cho bạn. Bộ phận marketing chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và khả năng hoạch định chiến lược hiệu quả nhằm bán được nhiều sản phẩm nhất có thể.

Bên cạnh là bộ mặt của công ty, bộ phận marketing còn là cầu nói giúp quảng bá thương hiệu công ty đến các kênh truyền thông đại chúng. Đây là công việc được nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp theo đuổi khi không biết học quản trị kinh doanh ra làm gì.

Bộ phận marketing năng động là bộ mặt cho cả công ty
Bộ phận marketing năng động là bộ mặt cho cả công ty

Bộ phận chăm sóc khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Làm ở vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng bạn sẽ chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi làm việc tại bộ phận này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống phát sinh một cách khéo léo. Đây là công việc thích hợp nếu bạn vẫn băn khoăn học quản trị kinh doanh làm gì sau khi tốt nghiệp.

Bộ phận chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Bộ phận chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh được ví như xương sống của một doanh nghiệp. Bộ phận kinh doanh có vai trò lên kế hoạch cho việc bán sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường mang về lợi nhuận cao nhất.

Nhân viên kinh doanh còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới và làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu bạn là người đam mê kinh doanh và có khả năng giao tiếp khéo léo thì đây là vị trí có thể giải đáp nỗi lo học quản trị kinh doanh ra làm gì trong các doanh nghiệp lớn.

Bộ phận kinh doanh là cầu nối trực tiếp của công ty đến khách hàng
Bộ phận kinh doanh là cầu nối trực tiếp của công ty đến khách hàng

Bộ phận quản lý sản xuất

Bộ phận quản lý sản xuất tuy không quá phổ biến nhưng là vị trí quan trọng không thể thiếu của một doanh nghiệp. Đây là bộ phận có trách nhiệm quản lý khâu sản xuất sản phẩm đạt chỉ tiêu về số lượng cũng như chất lượng đề ra. Bộ phận quản lý sản xuất còn đảm nhận trọng trách tìm các nguyên liệu hợp lý trên thị trường và phân phối sản phẩm đến các doanh nghiệp khác và những hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Bộ phận quản lý sản xuất như “thanh tra” nhằm giúp sản phẩm sản xuất đúng tiến độ
Bộ phận quản lý sản xuất như “thanh tra” nhằm giúp sản phẩm sản xuất đúng tiến độ

Quản lý tài chính

Bộ phận quản lý tài chính hay phòng tài chính trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý các nguồn thu chi cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra trơn tru. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý tài chính phải đảm nhận nhiệm vụ báo cáo hàng quý và báo cáo thường niên doanh thu của doanh nghiệp. Nếu bạn thích làm việc với con số thì đây là vị trí bạn có thể cân nhắc ứng tuyển sau khi ra trường.

Bộ phận quản lý tài chính được ví như trụ cột chính của công ty
Bộ phận quản lý tài chính được ví như trụ cột chính của công ty

Chuyên gia quản lý dự án kinh doanh

Chuyên gia quản lý dự án đảm bảo cho mỗi kế hoạch hay sản phẩm của công ty diễn ra đúng tiến độ. Vị trí quản lý dự án đòi hỏi bạn phải có cái nhìn bao quát toàn bộ công ty và nguồn lực nhân sự. Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa định hướng được học quản trị kinh doanh ra làm gì thì chuyên gia quản lý dự án là công việc bạn có thể thử sức.

Vị trí chuyên gia quản lý dự án là ước mơ của nhiều người
Vị trí chuyên gia quản lý dự án là ước mơ của nhiều người

Điều hành công ty riêng

Việc điều hành và phát triển công ty riêng không chỉ yêu cầu về mặt tài chính nhưng bên cạnh đó còn đảm bảo nhiều yếu tố kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Bạn nên làm việc tại các tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau để học hỏi thêm kiến thức chuyên môn. Nếu bạn chưa thể định hướng được học quản trị kinh doanh ra làm gì thì đây là hướng đi mà bạn có thể tham khảo.

Thành lập công ty riêng sau khi tốt nghiệp là hướng đi được nhiều người chọn
Thành lập công ty riêng sau khi tốt nghiệp là hướng đi được nhiều người chọn

Mospa hy vọng qua bài viết này bạn có thể tìm ra hướng đi cho bản thân nếu chưa biết học quản trị kinh doanh ra làm gì. Quản trị kinh doanh là ngành học năng động phù hợp với xu hướng hiện nay sẽ giúp bạn đảm bảo có công việc ổn định với mức lương hấp dẫn.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan