banner thang 1
chương trình tháng 12

Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho các bạn học sinh


Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam hiệu quả là vấn đề được đông đảo học sinh quan tâm. Đây là vật dụng không thế thiếu trong chương trình học và thi cử môn Địa lí lớp 12. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết cách quan sát và đọc hiểu bản đồ Atlat Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về cách sử dụng cho các em.

Trình tự khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Atlat Việt Nam là tài liệu phải dùng thường xuyên trong suốt tiết học của môn Địa lí. Học sinh sẽ cần đến khi giải bài tập, xử lý bài kiểm tra hoặc thi học kỳ tại trường lớp. Dưới đây là trình tự sử dụng Atlat sao cho đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.

Atlat là tài liệu phải dùng thường xuyên trong suốt quá trình học môn Địa lí 12
Atlat là tài liệu phải dùng thường xuyên trong suốt quá trình học môn Địa lí 12

Nắm rõ bố cục cấu trúc bản đồ Atlat

Atlat Địa lí được biên soạn cực kỳ khoa học cùng bố cục rất phong phú và đa dạng. Bao gồm các nội dung khác nhau về bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê và tranh ảnh. Điều này giúp cho việc học Địa lí tốt hơn vì không phải học thuộc lòng một cánh máy móc.

Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam hiệu quả là cần tìm hiểu về bố cục của quyển sách. Cấu trúc gồm trang đầu dùng để giới thiệu các ký hiệu chung ở từng bản đồ trong Atlat và các bản đồ chung.

Các bản đồ chung gồm các nội dung: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản và khí hậu. Tiếp theo là bản đồ các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và động vật. Cạnh đó là các nội dung về miền tự nhiên, dân số, dân tộc và kinh tế chung.

Các bản đồ ngành kinh tế bao gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ngoài ra còn có các bản đồ về công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch.

Bản đồ các vùng kinh tế gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Kế đến là Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là bản đồ về các vùng kinh tế trọng điểm.

Cấu trúc Atlat bao gồm trang đầu và các bản đồ với nhiều nội dung khác nhau
Cấu trúc Atlat bao gồm trang đầu và các bản đồ với nhiều nội dung khác nhau

Nhiều vấn đề sẽ được thể hiện trên một trang bản đồ Atlat như sau:

  • Môi trường tự nhiên: Vị trí, địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu và sinh vật,…
  • Vấn đề kinh tế và xã hội: Dân cư, mật độ dân số, hành chính và các ngành kinh tế.
  • Giới hạn của một vùng lãnh thổ hoặc các vùng liền kề nhau. Trong đó, mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, kinh tế, các biểu đồ và số liệu thống kê.
  • Một số bảng số liệu và biểu đồ dân số qua các năm. Hoặc các biểu đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành công – nông – lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Một số hình ảnh của các địa phương về hoạt động sản xuất kinh tế và văn hoá,…

Hệ thống ký hiệu

Việc hiểu được hệ thống ký hiệu cũng là cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam hiệu quả. Nắm được điều này, học sinh sẽ dễ dàng vận dụng kiến thức để khai thác thông tin từ các bản đồ. Hệ thống ký hiệu được biểu hiện bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, và tỉ lệ của bản đồ,…

Học sinh nên tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục ký hiệu chung ngay từ trang đầu tiên. Bên cạnh đó là các bảng chú giải trong từng trang Atlat để có thể đọc nhanh và đúng. Từ đó việc phân tích các bản đồ và biểu đồ sẽ nhanh chóng và chính xác hơn.

Nắm vững hệ thống ký hiệu sẽ giúp dễ dàng đọc hiểu được nội dung trên bản đồ
Nắm vững hệ thống ký hiệu sẽ giúp dễ dàng đọc hiểu được nội dung trên bản đồ

Đọc tên từng bản đồ để hiểu từng nội dung trên đó thể hiện dù ở bất cứ bản đồ nào. Sau đó là đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Cách dùng màu sắc trên bản đồ sẽ khác nhau khi thể hiện nội dung khác nhau, cụ thể:

  • Màu sắc sẽ thể hiện độ cao, thấp, nông hay sâu của địa hình trong bản đồ Hình thể và Các miền Địa lí tự nhiên.
  • Đối với bản đồ Địa chất khoáng sản tuổi của các loại đá cũng được thể hiện bằng màu sắc.
  • Bản đồ Các nhóm đất hay động – thực vật, màu sắc sẽ thể hiện các nhóm đất hoặc các thảm thực vật khác nhau.
  • Màu sắc lại thể hiện cho sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa,… ở bản đồ khí hậu.

Học sinh cũng cần nắm vững các ký hiệu hình học thể hiện các loại khoáng sản. Bên cạnh đó là các ký hiệu tượng hình tượng trưng cho các loài động – thực vật. Cùng các ký hiệu về đường chuyển động của hướng gió hoặc tính chất và đường đi của các cơn bão,…

Khai thác bản đồ Atlat để trả lời câu hỏi

Việc tìm hiểu cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam với học sinh lớp 12 là rất quan trọng. Sau đây là các câu hỏi thường được dùng để khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat.

  • Liệt kê, nêu hoặc mô tả một hay nhiều đối tượng địa lí.
  • Trình bày các nội dung về nguồn lực phát triển và phân bổ của đối tượng địa lí.
  • Trình bày những vấn đề về hiện trạng phát triển và phân bổ của đối tượng địa lí.
  • Giải thích nguyên nhân sự phát triển và phân bổ của đối tượng địa lí.
Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là vấn đề nhiều học sinh lớp 12 quan tâm
Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là vấn đề nhiều học sinh lớp 12 quan tâm

Một số nguyên tắc khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam

Atlat Địa lí Việt Nam là vật dụng quan trọng và cần thiết khi học môn này ở lớp 12. Để có thể sử dụng một cách hiệu quả, học sinh cần nắm một số nguyên tắc sau đây:

  • Hiểu được câu hỏi và bài học để xác định đúng trang Atlat cần đọc.
  • Đọc và hiểu được bảng chú thích và các ký hiệu, quy ước, tỷ lệ,… trên mỗi bản đồ.
  • Phân tích các ký hiệu và quy ước trên bản đồ để Rút ra các nhận xét cần thiết. Cạnh đó còn phân tích mối quan hệ giữa các tự nhiên, kinh tế – xã hội để rút ra các kết luận,…
  • Phải biết cách khai thác nội dung nào trước và kiến thức nào sau.
  • Mức độ khai thác và sử dụng Atlat trong từng bài học có thể sẽ không giống nhau. Hầu hết các bài học việc sử dụng Atlat sẽ ứng dụng được vào một số phần nhất định. Ngược lại, Atlat lại dùng để tìm hiểu nội dung và trả lời toàn bộ câu hỏi trong một bài.
  • Đừng bỏ qua một chi tiết nào được thể hiện ở mỗi bản đồ, biểu đồ trên mỗi trang Atlat.
  • Kết hợp khai thác Atlat và sử dụng các tài liệu khác cùng vốn hiểu biết bản thân.

Một số điều cần chú ý khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Sau khi đã biết cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, cần chú ý một số điều sau đây khi khai thác:

  • Học sinh cần vận dụng vốn tri thức Địa lí đã có vào việc đọc các trang Atlat. Đặc biệt là trong các câu hỏi cần phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lí nào đó.
Vận dụng thêm kiến thức Địa lí đã có để khai thác hiệu quả các bản đồ Atlat
Vận dụng thêm kiến thức Địa lí đã có để khai thác hiệu quả các bản đồ Atlat
  • Đôi khi một số gợi ý chỉ là cơ sở để tránh bỏ sót nội dung khi sử dụng Atlat. Vì vậy khi làm bài, học sinh cần lựa chọn những kiến thức thích hợp trong Atlat để trả lời.
  • Cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ hay số liệu,… khi khai thác Atlat. Đây là các thành phần nhằm bổ sung những nội dung mà các bản đồ không thể trình bày rõ được.
  • Cần nắm vững kỹ năng sử dụng Atlat để hiểu và giải thích được các sự vật hay hiện tượng địa lí.
  • Khai thác và đọc hiểu bản đồ là kỹ năng cơ bản và cần thiết của môn Địa lí. Vì vậy, học sinh nên thường xuyên rèn luyện và trau dồi để có thể học tốt bộ môn này.

Bài viết cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam hy vọng đã giải đáp được mọi thắc mắc. Tất cả học sinh đều cần chú trọng kỹ năng khai thác và vận dụng kiến thức khi đọc Atlat rất quan trọng.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan