Cách viết bản kiểm điểm cấp 2 là thông tin cơ bản và cần thiết đối với nhiều bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Văn bản này tuy xuất hiện thường xuyên trong môi trường học đường, nhưng không phải bạn học sinh nào cũng có thể hoàn thành một cách hoàn chỉnh. Bài viết ngay dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về bản kiểm điểm cấp 2 và hướng dẫn chi tiết cách viết văn bản này.
Tổng quan về bản kiểm điểm cấp 2
Là học sinh, chắc chắn các bạn đều đã từng nghe qua văn bản có tên là bản kiểm điểm. Văn bản này xuất hiện ở hầu hết mọi cấp học từ cấp 1, cấp 2 cho đến cấp 3. Dưới đây sẽ là những thông tin tổng quan về bản kiểm điểm cấp 2 để các bạn học sinh có thể tham khảo.
Bản kiểm điểm là gì?
Bản kiểm điểm là loại văn bản các bạn học sinh thường viết khi xuất hiện các lỗi sai phạm trong quá trình học tập tại trường. Với biên bản này, sẽ giúp các bạn học sinh tự nhận thức về lỗi sai và thể hiện sự hối lỗi của bản thân mình sau mỗi lần vi phạm.
Những lỗi vi phạm có thể là do các bạn học sinh nói chuyện nhiều lần trong giờ học và bị nhắc nhở, các bạn học sinh vi phạm do đánh nhau với bạn,… Hoặc do học sinh không hoàn thành bài tập về nhà nhiều lần, không học bài khi đến lớp hay vắng học không phép nhiều lần.
Ngoài ra, đối với biên bản kiểm điểm được viết vào cuối năm học, các bạn học sinh sẽ tự đánh giá lại thái độ học tập, những ưu – nhược điểm trong suốt năm học. Tùy theo từng lỗi vi phạm khác nhau cần viết bản kiểm điểm cấp 2, các thầy cô giáo sẽ yêu cầu các bạn học sinh viết bản kiểm điểm vào bất kỳ thời gian nào.
Bản kiểm điểm hiện nay thường không có mẫu cụ thể được áp dụng trên phạm vi cả nước. Các bạn học sinh chỉ cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản cần có như quốc ngữ, tên văn bản, họ tên, lớp, lỗi vi phạm, lời hứa khắc phục lỗi. Thông thường, văn bản này sẽ thường được thầy cô yêu cầu viết tay, thể hiện sự hối lỗi của các bạn học sinh.
Có những loại bản kiểm điểm nào?
Biên bản kiểm điểm có mục đích là nhằm giúp các bạn học sinh chủ động tự nhìn nhận lại lỗi sai của bản thân, từ đó cố gắng để khắc phục cho hiệu quả. Phân loại bản kiểm điểm hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở là lỗi phải viết bản kiểm điểm. Đây cũng là căn cứ để hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm cấp 2 chi tiết và cụ thể hiện nay. Những phân loại chi tiết bao gồm:
- Bản kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm học: là biên bản đóng vai trò giúp cho các bạn học sinh chủ động nhìn nhận lại thái độ học tập trong thời gian qua. Từ đó, sẽ có những lời hứa khắc phục đối với những điểm yếu của bản thân, đồng thời phát cố gắng phát huy các ưu điểm của mình. Như đúng tên gọi, bản kiểm điểm thường được thầy cô yêu cầu thực hiện vào cuối học kỳ hoặc cuối năm học.
- Bản kiểm điểm do có lỗi, vi phạm nội quy của trường. Thường áp dụng đối với các lỗi như thường xuyên đi học trễ, vắng học không phép,… Bản kiểm điểm sẽ được thầy cô yêu cầu học sinh viết nếu bạn có từ hai lần vi phạm liên tục cùng một lỗi trở lên.
- Bản kiểm điểm do vắng học không phép: đây là trường hợp rất phổ biến nhiều bạn học sinh cấp 2 thường phải viết bản kiểm điểm gửi thầy cô. Vắng học không phép trong một số trường hợp sẽ thể hiện thái độ học tập không chăm chỉ, học sinh chủ động không tham gia buổi học. Do đó, bản kiểm điểm sẽ giúp giáo viên biết chính xác lý do và chủ động có biện pháp khắc phục cho hiệu quả.
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm cấp 2 đơn giản và đầy đủ
Bản kiểm điểm là loại văn bản các bạn học sinh rất thường xuyên gặp trong suốt khoảng thời gian đi học. Tuy nhiên, không phải bạn học sinh nào cũng có thể viết được đầy đủ và chính xác những nội dung của văn bản này. Dưới đây sẽ là cách viết bản kiểm điểm cấp 2 chi tiết đối với những loại biên bản cụ thể để bạn có thể tham khảo.
Bản kiểm điểm cơ bản
Bản kiểm điểm cơ bản, thường gặp là biên bản có thể ứng dụng trong hầu hết mọi trường hợp như kiểm điểm cá nhân cuối năm, kiểm điểm các lỗi,… Những nội dung cơ bản có trong bản kiểm điểm này bao gồm:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Trong đó, Quốc hiệu sẽ được viết in hoa, căn chính giữa của biên bản; cụm từ tiêu ngữ sẽ được viết căn giữa so với Quốc hiệu, viết hoa từ cái đầu tiên của mỗi cụm từ và sẽ có đường gạch ngang bên dưới tiêu ngữ, độ dài bằng ⅔ tiêu ngữ.
- Địa điểm và ngày tháng năm: được viết căn sát lề phải của văn bản. Trong đó, địa điểm là địa chỉ của trường, các bạn học sinh có thể lựa chọn tên xã hoặc tên huyện. Còn thời gian sẽ bao gồm cụm ngày … tháng … năm … vào lúc bạn viết biên bản kiểm điểm.
- Tên biên bản: Các bạn học sinh chỉ cần viết cụm từ “Bản kiểm điểm”, viết hoa và can chính giữa của trang giấy. Độ lớn của tên văn bản tối thiểu bằng 1,5 ô vở để giúp nổi bật hơn.
- Nội dung “Kính gửi”: thể hiện đối tượng sẽ nhận được biên bản do các bạn học sinh gửi đến. Đối với nội dung này, văn bản sẽ được viết lùi vào khoảng 02 ô ly, mỗi nơi được gửi đến sẽ được viết ở một dòng để có thể dễ nhìn và phân biệt hơn.
Những gợi ý về nơi nhận cho phần nội dung này như: Ban Giám hiệu nhà trường, Thầy Nguyễn Văn A – Giáo viên bộ môn Văn, cô Nguyễn Thị B – Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A,….
- Các thông tin cơ bản của học sinh: Sẽ được viết lùi vào khoảng 01 ô ly trên trang giấy. Các bạn học sinh cần đảm bảo đầy đủ những nội dung: họ và tên, học sinh lớp nào.
- Nội dung về lý do viết bản kiểm điểm: tùy vào nguyên nhân dẫn đến việc viết bản kiểm điểm, các bạn học sinh sẽ điền vào nội dung này cho phù hợp. Lưu ý là chỉ viết ngắn gọn, đảm bảo đi vào trọng tâm vấn đề để thầy cô dễ dàng đọc và rút ý hơn.
- Lời xin lỗi và lời hứa khắc phục lỗi vi phạm (nếu có): Nội dung này thể hiện sự ăn năn, nhận thức được lỗi sai của bản thân các bạn học sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đề xuất thêm một số những biện pháp khắc phục để không tái hiện lại những hành vi phạm lỗi nên trên.
- Phần ký và ghi rõ họ tên: là nội dung cuối cùng của đơn, được viết sau cùng và
Bản tự kiểm điểm cá nhân
Bản tự kiểm điểm cá nhân là một trong biên bản phổ biến mà chắc chắn nhiều bạn học sinh cấp 2 đã gặp phải. Biên bản này thường sẽ được thực hiện khi bạn muốn tự đánh giá lại bản thân trong một thời gian nhất định, từ đó phát hiện ra những khuyết điểm cần khắc phục.
Văn bản này cũng là cơ sở để các thầy cô đánh giá khả năng nhận thức của các bạn học sinh, đồng thời xác định rõ ràng những hạn chế của các học trò. Từ đó, giáo viên sẽ chủ động hơn trong xây dựng phương án hỗ trợ và giúp đỡ cụ thể, phù hợp và theo sát với từng bạn học sinh.
Cách viết bản kiểm điểm cấp 2 theo hình thức tự kiểm điểm cũng sẽ bao gồm những nội dung như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian và địa điểm, thông tin người viết kiểm điểm,… Tại phần nội dung và lý do của đơn, các bạn học sinh sẽ ghi rõ vì sao các bạn phải viết bản kiểm điểm gửi đến cho thầy cô và Nhà trường.
Sau cùng, các bạn học sinh cần có nội dung “Người làm đơn/ Người viết bản kiểm điểm” ở bên dưới nội dung, góc sát bên phải của đơn. Bạn sẽ ký và ghi rõ họ tên tại phần này trước khi nộp lại bản kiểm điểm cho thầy cô bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm.
Bản tự kiểm cá nhân viết vào cuối năm học
Bản tự kiểm điểm cá nhân được viết vào cuối năm học được xem như một hình thức tự đánh giá của mỗi bạn học sinh. Do đó, nội dung chủ yếu của bản tự kiểm cá nhân sẽ là đánh giá những điểm mạnh và điểm hạn chế trong thời gian là một năm học vừa qua. Thầy cô giáo, những người nhận bản tự kiểm này sẽ rất chú trọng nội dung này của các học sinh.
Tại phần nội dung và lý do của đơn, các bạn học sinh sẽ tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản thân mình. Để dễ quan sát, các bạn học sinh nên chia thành từng mục cụ thể là phần ưu điểm và phần nhược điểm. Các ý kiến tự nhận xét nên được chia thành từng gạch đầu để tiện theo dõi.
Cách viết bản kiểm điểm cấp 2 đúng cách là phải ngắn gọn và súc tích, đi thẳng vào đúng những trọng tâm của vấn đề. Đối với bản tự kiểm này, độ dài tối đa nên từ 1 – 2 mặt giấy (loại giấy đôi trong tập, vở của học sinh). Sau cùng, bạn lưu ý ký và ghi rõ họ, tên. Ngoài ra, nếu thầy cô giáo có yêu cầu, các em cũng lưu ý đưa cho bố mẹ của mình đọc và ký xác nhận phía bên dưới.
Bản kiểm điểm không thuộc bài
Bản kiểm điểm không thuộc bài là loại biên bản tiếp theo rất dễ gặp ở đối tượng là các bạn học sinh cấp 2. Vì còn ở độ tuổi mê chơi, nhiều học sinh sẽ không chú trọng đến ôn tập bài cũ trước khi đến lớp, dẫn đến việc không trả lời được các câu hỏi của thầy cô khi kiểm tra bài. Trong trường hợp không thuộc bài nhiều lần, bạn học sinh sẽ phải viết bản kiểm điểm gửi thầy, cô dạy bộ môn.
Về cách viết bản kiểm điểm cấp 2 đối với loại biên bản này, các bạn học sinh cần thể hiện được nội dung về số lần vi phạm và nội dung vi phạm. Cụ thể là đã không thuộc bài môn nào, số lần không thuộc bài cũ và cụ thể những lần không thuộc bài này (nếu có thể).
Ngoài ra, các bạn học sinh cần nêu rõ ràng và trung thực lý do vì sao không ôn bài cũ khi đến lớp. Điều này là nhằm giúp thầy cô kịp thời phát hiện những khó khăn mà các bạn học sinh đang vướng phải để từ đó có biện pháp hỗ trợ cụ thể. Trong trường hợp lỗi xuất phát từ lỗi chủ quan của học sinh, bản kiểm điểm sẽ giúp bạn chủ động đánh giá lại hành vi của mình, từ đó khắc phục lỗi, không tái phạm.
Bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ học
Nói chuyện riêng trong giờ học là hành vi rất phổ biến và thường xuyên gặp ở mỗi cấp học. Do đó, tìm hiểu về biên bản và cách viết bản kiểm điểm cấp 2 do vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học là thông tin được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm.
Về cơ bản, kết cấu của bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ học là tương tự với bản kiểm điểm cơ bản. Các bạn học sinh cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản này.
Về lý do viết bản kiểm điểm, người viết đơn cần nêu rõ mình vi phạm nội quy gì, vào giờ học môn gì, nói chuyện cụ thể với bạn nào, có bị thầy cô giáo nhắc nhở hay không,… Sau đó, tại phần kết của bản kiểm điểm, các bạn học sinh cần thể hiện sự hối lỗi của bản thân, gửi lời xin lỗi đến quý thầy cô.
Sau khi có lời hứa sẽ khắc phục lỗi vi phạm, học sinh cần có sự cam kết sẽ không tái phạm đối với hành vi đã nêu trong bản kiểm điểm. Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn là bước cuối cùng hoàn tất bản kiểm điểm.
Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà
Đối với mỗi bạn học sinh, hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ từ thầy cô giáo là nghĩa vụ cơ bản cần phải hoàn thành. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chủ quan và khách quan, nhiều bạn học sinh đã không hoàn thành được nội dung bài tập về nhà. Nếu lỗi này lặp lại nhiều lần, bạn sẽ phải viết bản kiểm điểm dưới sự yêu cầu từ thầy cô giáo.
Đối với phân loại bản kiểm điểm này, cách viết bản kiểm điểm cấp 2 sẽ được chú trọng vào nội dung lý do vì sao không hoàn thành bài tập về nhà. Do đó, các bạn học sinh cần làm rõ lý do vi phạm, bao gồm lý do khách quan và lý do chủ quan.
Điều này là nhằm giúp thầy cô hiểu rõ hơn về lý do vì sao các bạn học sinh không hoàn thành bài được giao về nhà. Nếu xuất phát từ lỗi khách quan bên ngoài, thầy cô sẽ có được phương hướng xử lý và hỗ trợ cho phù hợp. Trường hợp do lỗi chủ quan, giáo viên bộ môn sẽ có những hướng dẫn, liên hệ quý phụ huynh để giúp đỡ các bé kịp thời.
Bản kiểm điểm nghỉ học không phép
Nghỉ học không phép là một trong những lỗi vi phạm nội quy xếp loại nặng trong quy chế tại các trường cấp 2, cấp 3. Do đó, tùy vào từng thầy cô giáo, khi bạn vắng học không phép từ 1 – 2 lần, thầy cô sẽ yêu cầu bạn phải viết bản kiểm điểm để tường trình lại sự việc.
Về cách viết bản kiểm điểm cấp 2 do vắng học không phép nhiều lần, điều đầu tiên các học sinh vẫn cần đảm bảo những nội dung cơ bản của đơn. Tiếp theo đó, học sinh cần chú trọng đến nội dung đơn, cụ thể là nội dung sự việc và lý do của việc vắng học không phép. Đây chính trọng tâm của đơn mà bạn phải thể hiện được rõ ràng.
Đối với phân loại bản kiểm điểm này, các bạn học sinh cần chú ý phải đưa cho phụ huynh của mình ký xác nhận bên dưới. Điều này là để thầy cô giáo thêm tin tưởng về tính xác thực của bản kiểm điểm được gửi đến quý thầy cô.
Những lưu ý để viết bản kiểm điểm chuẩn, chính xác
Bản kiểm điểm là loại đơn xuất hiện rất phổ biến trong môi trường giáo dục, ở hầu hết mọi cấp học, nhưng phổ biến là cấp 2 và cấp 3. Bố cục của văn bản tương đối đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản và cần thiết, thể hiện đúng mục đích của loại văn bản này. Cách viết bản kiểm điểm cấp 2 rất đơn giản, chỉ cần cẩn thận và lưu ý kỹ nội dung là bạn đã có thể hoàn thành dễ dàng:
- Trong nội dung đơn của bản kiểm điểm, phần trình bày lỗi vi phạm hoặc nội dung tự kiểm điểm và lý do là những phần quan trọng nhất. Do đó, các bạn học sinh cần chú tâm đến những nội dung này khi viết bản kiểm điểm
- Hiện nay, mẫu bản kiểm điểm là rất phổ biến. Các bạn học sinh cùng quý phụ huynh dễ dàng tìm kiếm trên thanh công cụ google. Do đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể phải viết bản kiểm điểm, các bạn học sinh lựa chọn mẫu đơn cho phù hợp.
- Đảm bảo viết đầy đủ và chính xác các thông tin cơ bản trong bản kiểm điểm.
- Lưu ý về bố cục, hình thức của văn bản cần có sự ngay ngắn, sạch sẽ để tạo cảm giác dễ nhìn, dễ đọc cho người nhận bản kiểm điểm.
Cách viết bản kiểm điểm cấp 2 không khó, chỉ cần có sự tìm hiểu là các bạn học sinh đã có thể dễ dàng hoàn thiện một văn bản chỉn chu, đầy đủ. Các bạn nhớ lưu ý lại những yếu tố cơ bản cần có của đơn, tìm hiểu thêm những mẫu bản kiểm điểm để có thể dễ dàng khi viết bản kiểm điểm nhé!
Bình luận