banner thang 1
chương trình tháng 12

Giỗ tổ nghề phun xăm – Cần làm gì vào ngày này?


Giỗ tổ là ngày chúng ta nhớ về cội nguồn với tấm lòng chân thành và biết ơn. Ngày giỗ tổ nghề phun xăm cũng vậy, đây là ngày tất cả những người yêu nghề, gắn bó với nghề thể hiện tấm lòng của mình với những vị tổ, những người đã tạo lập nghề, cũng như phát triển nghề như hiện nay. Để biết cách tổ chức và cúng lễ tổ nghề mời bạn cùng theo dõi những nội dung dưới đây.

Tổ nghề phun xăm là ai?

Nghề phun xăm hiện nay là một trong các nghề làm đẹp đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định. Cũng như bao ngành nghề khác thì nghề này cũng có ngày truyền thống – ngày giỗ tổ nghề phun xăm. Điều này hẳn ai cũng biết về giỗ tổ nghề thế nhưng chưa chắc là ai cũng đều biết giỗ tổ nghề phun xăm là vị nào

Lịch sử nghề phun xăm được hình thành và phát triển từ bao giờ có nhiều người theo nghề cũng khá mơ hồ. Nhưng theo tìm hiểu từ nhiều nguồn thì Sutherland McDonald là người khởi xướng nghề xăm mình từ những năm đầu thế kỷ 20 tại London. Thế nhưng hình thức xăm mình có phần khác với phun xăm thẩm mỹ, làm đẹp, còn George Burchett mới là người cải tiến ra nghệ thuật phun xăm với màu mực thực vật. Lúc này phụ nữ ở nước Anh và cả Châu Âu đều đổ về đến tiệm của George Burchett để làm đẹp.

Hiện nay, kỹ thuật xăm không chỉ để xăm mình mà đã phát triển nhiều hơn nữa những kỹ thuật phun xăm mày, môi, mí, mục đích là giúp mọi người hoàn thiện nhan sắc, thêm phần tự tin.

Các vị Master có tên tuổi đứng ra tổ chức giỗ tổ nghề phun xăm năm 2021
Các vị Master có tên tuổi đứng ra tổ chức giỗ tổ nghề phun xăm năm 2021

Nghề phun xăm tại Việt Nam được hình thành từ năm 2000 nhưng để nghề này thật sự trở thành xu hướng thì phải đến khoảng năm 2015 – 2016. Nhưng dù vậy hiện nay cũng không ai biết tổ nghề phun xăm chính xác là ai nhưng với những người làm nghề vẫn luôn tin rằng để nghề phun xăm phát triển như hiện nay đã có một vị tổ nghề đã xây dựng, đặt nền móng và dạy nghề cho mọi người. Đồng thời, tổ nghề cũng phù hộ cho những ai đang theo đuổi nghề này có công ăn việc làm, vững bước thành công. Dù hữu danh hay vô danh thì vị tổ nghề chính là những thế hệ đi trước nên với quan niệm “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên hằng năm vẫn thực hiện ngày giỗ tổ nghề.

Giỗ tổ nghề phun xăm vào ngày mấy?

Ngày cúng tổ nghề phun xăm rất quan trọng mà ai theo nghề phải đặc biệt ghi nhớ, đó là ngày 22/3 âm lịch hàng năm. Nói về lịch sử của ngày này thì nhiều thông tin cụ thể, chính xác ngày giỗ tổ nghề nhưng theo truyền thống của những người lớn theo nghề lâu năm quyết định ngày 22/3 âm lịch là ngày chính thức của ngày giỗ tổ nghề.

Lễ giỗ tổ nghề phun xăm diễn ra vào ngày 22/3 hàng năm

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề phun xăm

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc lưu truyền ngàn đời nay nên việc con cháu ngày nay đang và sẽ luôn tiếp tục truyền thống ấy. Ngày giỗ tổ nghề phun xăm cũng vì thế mang một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với những người đang hoạt động trong nghề.

Con cháu đời sau luôn biết ơn những người đã thành lập, xây dựng để nghề phun xăm tại Việt Nam được phát triển như hiện nay. Nhờ nghề này mà nhiều người đã có công ăn việc làm, có thể làm đẹp cho mọi người và hơn thế nữa là vươn tầm thế giới qua các cuộc thi tài năng.

Ngày giỗ tổ nghề được tổ chức trang trọng một bên vì sự biết ơn một bên thì  muốn thông qua buổi lễ, các vị tổ nghề sẽ phù hộ để có nhiều thuận lợi, may mắn để phát triển nghề tốt hơn nữa. Bên cạnh khả năng, những đôi tay tài hoa tạo nên thành công của những master thì nhìn theo góc độ tâm linh thì may mắn cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, vào ngày giỗ tổ nghề phun xăm, mọi người đều chuẩn bị mâm lễ tươm tất để dâng lên cúng tổ nghề.

Ngày giỗ tổ một năm chỉ có một lần nên cũng là dịp những người cùng nghề trao đổi với nhau
Ngày giỗ tổ một năm chỉ có một lần nên cũng là dịp những người cùng nghề trao đổi với nhau

Một ý nghĩa cũng quan trọng không kém đó là, ngày giỗ tổ nghề phun xăm mỗi năm chỉ diễn ra một lần nên đây cũng là dịp để những người cùng chung ước mơ gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi câu chuyện với nhau, tạo môi trường lành mạnh.

Cần làm gì vào ngày giỗ tổ nghề phun xăm

Ngày giỗ tổ nghề mỗi năm chỉ có một lần nên cách tổ chức và mâm lễ cúng dâng lên cũng sẽ thể hiện tấm lòng, lòng thành kính và biết ơn. Vì thế, để chuẩn bị cho buổi lễ được diễn ra trang trọng thì sau đây là những điều bạn cần chuẩn bị:

Nếu bàn thờ tại nhà hoặc tại tiệm phun xăm thì nên vệ sinh, lau dọn sạch sẽ. Điều này nên diễn ra thường xuyên, có thể là mùng 1 hoặc 15 hàng tháng mà không cần đến ngày giỗ tổ mới thực hiện.

Lên kế hoạch những việc cần làm để chuẩn bị chu đáo cho ngày giỗ
Lên kế hoạch những việc cần làm để chuẩn bị chu đáo cho ngày giỗ

Chuẩn bị mâm cỗ: tùy theo điều kiện của mỗi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ dâng lên như thế nào nhưng điều quan trọng là ở tấm lòng, sự thành tâm của chính người đó khi dâng lên tổ nghề. Nhưng mâm cỗ chuẩn bị dâng lên phải tươm tất, có đầy đủ những lễ vật thiết yếu. Mâm cỗ gồm những gì chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.

Sau khi đã lau dọn bàn thờ và chuẩn bị mâm cỗ thì sẽ tiến hành trang trí, bày biện trên bàn thờ. Những lễ vật cần đặt đúng vị trí theo nguyên tắc và nhìn sao cho thật gọn gàng, tinh tươm.

Chuẩn bị trang phục và văn khấn: người làm lễ cần ăn mặc trang trọng, chỉn chu để tỏ lành thành kính với các ơn trên, các vị tổ nghề. Nội dung của bài văn khấn cho buổi lễ cũng cần được soạn trước, vì phần đọc văn khấn cũng khá quan trọng khi đấy là những lời biết ơn, lời chia sẻ cũng như những mong cầu của người làm nghề, mong muốn luôn thuận lợi và thành công trên con đường phát triển.

Mâm cúng trong ngày giỗ tổ nghề phun xăm cần có những gì?

Hằng năm, sắp đến ngày giỗ tổ nghề phun xăm thì mọi người đều tạm gác lại công việc để công tác chuẩn bị lễ cúng được chu đáo và tươm tất. Đặc biệt là mâm cúng thật đầy đủ, tùy theo khả năng của mình mà chuẩn bị thêm những lễ vật khác. Cụ thể thì mâm cúng giỗ tổ nghề phun xăm sẽ bao gồm:

Mâm ngũ quả

Một mâm cúng đủ đầy thì mâm ngũ quả là bắt buộc phải có, tên gọi mỗi loại quả sẽ mang đến những ý nghĩa riêng. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có những quan niệm, cách chọn mâm ngũ quả khác nhau nhưng sẽ thường có các loại quả sau:

  • Quả đu đủ: ở đây chữ “đủ” tượng trưng cho sự đủ đầy, nó mang đến mong muốn của người dâng cúng đến tổ nghề là công việc đầy đủ, tiền bạc dư giả.
Mâm ngũ quả trên mâm cúng tổ nghề
Mâm ngũ quả trên mâm cúng tổ nghề
  • Phật thủ: với những bạn miền Bắc sẽ khá quen thuộc với loại quả này và khá được ưa chuộng trong mâm ngũ quả cúng giỗ tổ nghề phun xăm. Bởi hình dạng của loại quả này trông giống như bàn tay Phật đang che chở, nâng đỡ trước những lo phiền của cuộc sống bên ngoài.
  • Mãng cầu: chúng ta hay nghe câu “cầu vừa đủ xài” thì chữ cầu ở đây là quả mãng cầu. Xếp mâm ngũ quả có loại quả này là những mong cầu có cuộc sống thuận lợi, sung túc, cầu gì được đấy.

Ngoài những loại quả trên thì bạn có thể chọn những loại quả như: dưa, xoài, sung, dừa, dứa,… Và cũng có những quả nên kiêng chọn như mít, sầu riêng,…

Hoa

Theo nguyên tắc từ xa xưa của ông bà thì trên mâm cúng luôn là “đông bình tây quả” nên một mâm cúng tổ nghề phun xăm thì không thể nào thiếu những lọ hoa với những bông hoa tươi thắm. Về hoa bạn có nhiều sự lựa chọn từ hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa ly,… nhưng tuyệt đối không được chọn hoa cúc trắng.

Nhang đèn

Trên mâm cúng thì nhang đèn cũng là những vật phẩm không thể thiếu. Nhang (hương) và đèn (có thể là đèn cầy, đèn điện) là vật phẩm tượng trưng cho hành hoà giúp cho buổi lễ cúng tổ nghề luôn trang trọng và giúp duy trì sự ấm cúng.

Trà, rượu

Xuyên suốt buổi lễ sẽ không thể nào thiếu trà, rượu, ở đây như lời mời đối với các vị tổ nghề về chứng giám cũng như thể hiện lòng biết ơn, sự cung kính với các vị tổ nghề.

Xôi, bánh chưng, gà luộc, heo quay

Đây là những món mặn, món chính cần chuẩn bị cho mâm cúng tổ nghề phun xăm. Xôi và bánh chưng là món ăn yêu cầu sự tỉ mỉ và chỉn chu trong cách trình bày. Gà luộc nên luộc nguyên con, còn heo quay tùy theo điều kiện sẽ để nguyên con hoặc theo miếng. Nếu theo miếng thì nên chọn những miếng vuông vức, đẹp mắt. Những món chính này cần được đặt chính giữa mâm cúng.

Chuẩn bị mâm cúng tổ nghề thật hoành tráng để tỏ lòng biết ơn
Chuẩn bị mâm cúng tổ nghề thật hoành tráng để tỏ lòng biết ơn

Muối hạt, gạo, trầu cau và bộ giấy cúng tổ nghề

Mâm cúng tổ nghề phun xăm sẽ cần chuẩn bị tốt những vật phẩm này, dù nhỏ nhưng lại là thứ quan trọng không thể thiếu. Tuỳ vào từng vùng miền sẽ có cách chuẩn bị khác nhau.

Bài văn khấn tổ nghề phun xăm

Như đã nói ở trên thì nội dung bài văn khấn cũng rất quan trọng, đó là những nội dung mà người cúng muốn bày tỏ với các vị tổ nghề. Vậy nội dung cụ thể của bài văn khấn cúng tổ nghề phun xăm sẽ có những nội dung như thế nào?

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân

Kính lạy các vị Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ đất này

Con tên là: …..

Ngụ tại: …….

Hôm nay là ngày…, tháng…, năm…

Con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con cung kính mời ngài Thánh sư nghề……

Con thành tâm cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề…. thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vương, lộc tài tăng tiếng, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”

Nếu bạn muốn bày tỏ thêm lòng thành kính hoặc có tâm nguyện gì cũng thể thêm vào nội dung bài văn khấn.

Nghi lễ cúng tổ nghề phun xăm

Sau khi đã chuẩn bị tươm tất mâm cỗ, soạn văn khấn và trang trí, bày biện mâm cỗ thì sẽ tiến hành nghi lễ cúng tổ nghề phun xăm với thứ tự các bước sau:

Cúng dâng hương: người thực hiện nghi lễ cần ăn mặc lịch sự, trang trọng, điều này cũng thể hiện sự kính trọng với tổ nghề. Người đứng ra làm lễ cúng, dâng hương thường là người có uy tín, tên tuổi đại diện cho những lớp trẻ để thể hiện lòng kính trọng với tổ nghề.

Thắp hương dâng lên tổ nghề
Thắp hương dâng lên tổ nghề

Đọc văn khấn: sau khi đã thắp hương sẽ đến nghi lễ đọc văn khấn, nội dung của bài văn khấn như đã hướng dẫn ở trên là tâm thành biết ơn, mong ước làm nghề phun xăm thuận lợi, may mắn. Sau khi người đứng đầu đọc văn khấn xong thì những người còn lại sẽ lần lượt lên thắp hương và bày tỏ tâm mình với tổ nghề.

Đốt bộ giấy tiền vàng: đến đây thì phần nghi lễ cũng sắp kết thúc. Sau khi nén hương cúng đã tàn hoàn toàn thì sẽ đến nghi thức rải muối gạo và đốt bộ giấy tiền vàng. Muối gạo nên rải xung quanh khu vực làm lễ cúng, bộ giấy tiền vàng cũng sẽ đem đốt.

Sau khi nghi lễ cúng tổ nghề phun xăm hoàn tất thì sẽ đến giây phút mọi người cùng nhau tụ họp lại ăn uống và trò chuyện, chia sẻ với nhau.

Mỗi chúng ta dù theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào cũng đều nên biết ơn và trân trọng nó. Đặc biệt là với những người làm việc trong ngành làm đẹp, nghệ thuật thì những ngày giỗ tổ lại càng phải tưởng nhớ và biết ơn. Mong rằng với tất cả những thông tin về ngày giỗ tổ nghề phun xăm được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ai đang theo đuổi nghề này có thể tự mình chuẩn bị mâm cúng và hy vọng với sự chân thành, kính trọng ấy bạn sẽ có được những mong cầu, thuận lợi trong công việc.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan