Mở tiệm nail có đóng thuế không và những loại thuế cần nộp trước, trong và sau quá trình mở cửa tiệm gồm những loại nào hiện được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Những thông tin này là rất cần thiết, là bước quyết định để giúp các nàng có thể thuận lợi khi khởi nghiệp cũng như trong suốt quá trình làm việc. Dưới đây là những thông tin hữu ích mà các nàng chắc chắn sẽ rất cần, đừng bỏ qua.
Yêu cầu khi mở tiệm nail
Tự mở một tiệm nail để bản thân làm chủ sau khi hoàn thành khóa học nail hiện đang là xu hướng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn theo đuổi. Hướng đi này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, giúp các bạn trẻ chủ động hơn khi làm việc. Đồng thời, mở tiệm nail cũng là cách tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm.
Để có thể mở được một cửa tiệm nail cơ bản, bạn cần phải đáp ứng rất nhiều những yêu cầu khác nhau. Một số nội dung điển hình để bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Yêu cầu về tài chính. Đây là một điều kiện không thể thiếu và đóng vai trò nền tảng khi nàng quyết định mở cho mình một cửa tiệm nail riêng. Tùy theo khả năng tài chính cụ thể của bản thân, bạn có thể cân nhắc về quy mô, địa điểm mở tiệm nail nhằm đảm bảo cho công việc.
- Yêu cầu về chuyên môn, tay nghề và thái độ chuyên nghiệp. Để mở một tiệm nail và bản thân làm chủ, bạn cũng cần đảm bảo về mặt chuyên môn và tay nghề làm nail. Điều kiện này là rất cần thiết nếu ở giai đoạn đầu cửa tiệm hoạt động, bạn chưa thể có thêm nhiều nhân công mà phải tự mình làm việc cùng khách hàng.
Đối với những ngành nghề dịch vụ nói chung, hay nghề chăm sóc sắc đẹp nói riêng, thái độ phục vụ cũng là một trong những yếu tố rất cần thiết. Sự nhiệt tình, cầu thị và luôn vui vẻ với khách hàng sẽ giúp bạn giữ chân được khách hàng cũ cũng như mở rộng phạm vi với những khách hàng mới.
- Yêu cầu về pháp lý. Đây cũng là một trong những yêu cầu rất quan trọng nhưng không phải bạn trẻ nào cũng biết khi muốn mở một cửa tiệm nail. Đây là nền tảng giúp hoạt động kinh doanh của bạn là hợp pháp khi được nhà nước công nhận và bảo vệ.
Một số công việc bạn cần làm là tiến hành đăng ký kinh doanh, kê khai và đóng các loại thuế cần thiết. Mở tiệm nail có cần đóng thuế không cũng là một yêu cầu pháp lý quan trọng.
Mở tiệm nail có đóng thuế không?
Dành cho những bạn thắc mắc liệu rằng mở tiệm nail có đóng thuế không, câu trả lời chắc chắn là có nhé. Với bất kỳ một mô hình kinh doanh nào, bạn đều cần phải đóng một khoản thuế nhất định cho Nhà nước. Đây được xem là nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với Nhà nước, là cơ sở để được hưởng các quyền như được pháp luật bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Số tiền thuế bạn cần đóng vào quỹ Ngân sách Nhà nước sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình có thể kể đến như doanh thu của cửa tiệm, số tiền lời theo tháng của cá nhân, các dịch vụ làm đẹp được cung cấp tại cơ sở làm nail, các chỉ số tiêu thụ điện – nước,…
Các loại thuế cần đóng khi mở tiệm nail
Sau khi giải đáp được thắc mắc mở tiệm nail có đóng thuế không, vấn đề tiếp theo được rất nhiều chủ tiệm nail quan tâm chính là các loại thuế cần đóng là gì. Tùy theo từng quy mô cụ thể của cửa tiệm, những loại thuế bạn cần đóng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số những loại thuế điển hình bạn cần biết.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế rất phổ biến hiện nay và được nhiều chủ thể biết đến. Loại thuế này sẽ được áp dụng cho những chủ thể có mức thu nhập hơn 10.000.000đ mỗi tháng. Mức thu nhập sẽ được hiểu là khoản tiền bạn có được sau khi trừ đi những chi phí khác nhằm vận hành cho cửa tiệm nail có quy mô nhỏ của mình.
Ở giai đoạn đầu khi mới thành lập và đưa cửa tiệm vào hoạt động, bạn sẽ không cần phải lo lắng về khoản thuế này. Việc quyết định có cần nộp thuế hay không sẽ dựa trên kê khai thu nhập mà bạn thực hiện. Bên cạnh đó, nếu bạn có người phụ thuộc, bạn sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế hộ kinh doanh thương mại
Tùy vào mô hình cũng như quy mô hình kinh doanh của cửa tiệm nail, bạn sẽ phải nộp một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế hộ kinh doanh tương ứng. Đây là hai loại thuế trực thu và được áp dụng bắt buộc đối với những chủ thể có hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Đây là loại thuế bắt buộc mà bạn cần biết nếu vẫn thắc mắc mở tiệm nail có đóng thuế không.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau: sử dụng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất theo quy định của pháp luật. Trong đó, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm doanh thu của doanh nghiệp cộng với các nguồn lợi khác và trừ đi những khoản khấu trừ theo quy định pháp luật. Thuế suất sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm và áp dụng đồng đều cho mọi doanh nghiệp kinh doanh cùng một lĩnh vực.
Đối với thuế áp dụng cho hộ kinh doanh thương mại, cũng có công thức tính thuế tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ suất tính thuế cũng như những chi phí được khấu trừ để tính thuế kinh doanh của hộ kinh doanh thương mại sẽ hoàn toàn khác và được quy định trong văn bản riêng. Thuế suất tính thuế thu nhập đối với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh hiện nay là 5%.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế cơ bản, được áp dụng cho hầu hết các mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ hiện nay. Đây cũng là loại thuế trực thu, được thu bắt buộc mà chủ tiệm nail phải đóng nếu vẫn thắc mắc mở tiệm nail có đóng thuế không.
Khi mở cửa tiệm nail, tiền thuế giá trị gia tăng sẽ được chia thành 02 nhóm. Bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các mặt hàng và thuế giá trị gia tăng của hộ gia đình hay cá nhân kinh doanh thương mại.
- Nhóm 1, thuế giá trị gia tăng áp dụng trong sử dụng các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, mua sắm các vật dụng cần thiết cho công việc. Đối với mặt hàng điện và nước, bạn sẽ cần nộp thuế giá trị gia tăng theo từng tháng với thuế suất là 10% tổng giá trị hóa đơn. Đối với những vật dụng cần thiết khi làm nail như sơn, cọ,…, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trực tiếp vào hóa đơn mua hàng.
- Nhóm 2, thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh. Mức thuế này hiện nay được tính theo hệ số thuế suất là 2% giá trị tính thuế của hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh. Số tiền nộp thuế sẽ được tính theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài hay còn được biết đến là khoản phí nhằm duy trì hiệu lực của giấy phép kinh doanh theo mỗi năm. Loại phí này sẽ là được áp dụng bắt buộc và là phí trực thu cho mọi đối tượng có giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh, bạn sẽ không cần phải đóng loại phí này.
Các bước cần nhớ khi mở tiệm nail
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin mở tiệm nail có đóng thuế không, bước tiếp theo bạn cần làm chính là chuẩn bị các bước để mở tiệm nail cho bản thân. Nếu bạn vẫn đang loay hoay vì chưa có được những bước đi vững chắc, dưới đây chắc chắn là những thông tin cần thiết và bổ ích.
Chuẩn bị vốn
Trong hoạt động kinh doanh nói chung hay khi mở tiệm nail nói riêng, vốn được xem là một yếu tố, một nền tảng cơ bản rất quan trọng. Việc xác định số tiền vốn sẽ giúp bạn có thể quyết định được quy mô, hình thức và địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, số tiền vốn đang có cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị và tính toán cho việc mua sắm những dụng cụ cần thiết cho công việc nail. Nhờ đó bạn sẽ chủ động hơn cho việc chuẩn bị các công việc cần thiết khác cho việc mở tiệm, đảm bảo cho sự vận hành ở giai đoạn đầu của tiệm.
Chọn mặt bằng
Chọn mặt bằng là một bước rất cần thiết cho việc mở tiệm nail. Địa điểm mở tiệm thích hợp đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ giúp nàng có được lượng khách nhất định. Hầu hết những cửa tiệm nail thường được đặt trong khu dân cư, các khu vực đông đúc như chợ, ngay mặt tiền đường để có thể giúp khách hàng thuận tiện trong việc tìm kiếm.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, nàng có thể tận dụng mặt bằng ngay tại nhà của mình. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng nhất định, và tận dụng số tiền này cho những công việc, chuẩn bị khác cho cửa tiệm nail của mình.
Đăng ký kinh doanh
Thực hiện đăng ký kinh doanh là một việc làm rất cần thiết, là bước bắt buộc bạn cần thực hiện để giúp cửa tiệm nail được đi vào hoạt động. Đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thông qua những thủ tục rất đơn giản. Bạn cần kê khai chính xác mô hình hoạt động của cửa tiệm nail để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính xác.
Trong trường hợp nàng lựa chọn mô hình kinh doanh nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh thương mại, bạn cũng cần kê khai cho cơ quan có thẩm quyền. Điều này là nhằm giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh, đảm bảo các quyền cơ bản cho hộ kinh doanh.
Mua trang thiết bị
Cửa tiệm nail sẽ không thể đi vào hoạt động nếu không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho công việc. Mua trang thiết bị sẽ là bước rất quan trọng để giúp cửa hàng đi vào hoạt động hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nàng phải rất chú trọng, tính toán kỹ lưỡng nhằm phù hợp với nguồn kinh phí mà mình đang có.
Một số những vật dụng, trang thiết bị cơ bản của cửa tiệm nail bao gồm sơn móng tay thường, sơn gel, bộ dụng cụ làm móng, đèn hơ tia UV, kệ để sơn,… Bên cạnh đó là hệ thống ghế ngồi cho khách hàng, những dụng cụ hỗ trợ làm móng chuyên dụng như nước ngâm mềm móng, nước tẩy sơn,… Bạn nên tìm kiếm những cơ sở uy tín chuyên cung cấp sỉ các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong làm nail để tiết kiệm được chi phí và công sức di chuyển khi mua sắm.
Một trong những thắc mắc rất thường gặp của các bạn trẻ khởi nghiệp chính là mở tiệm nail có đóng thuế không. Câu trả lời dành cho bạn chính là có, với nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Mong rằng nàng đã có được những thông tin cần thiết và đạt được kết quả như mong muốn trong việc mở cho mình một cửa tiệm nail nhé!
Bình luận