Kế hoạch kinh doanh spa được biết đến một yếu tố quan trọng với những ai chuẩn bị khởi nghiệp. Với 1 kế hoạch kinh doanh tốt, bạn sẽ nắm bắt được cần làm gì ở những bước phía sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được kế hoạch kinh doanh spa là gì hay những lưu ý cần biết. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Kế hoạch kinh doanh spa là gì?
Kế hoạch kinh doanh spa là một biểu đồ thể hiện sơ lược nhất những thứ liên quan đến sự phát triển của spa từ khi thành lập cho đến khi ổn định. Những thứ liên quan như mục tiêu, đối tượng khách hàng, giá trị mong muốn, phân khúc thị trường hướng đến, địa chỉ, mức giá,…
Cùng với đó là từng bước nhỏ được lập ra để định hướng cho spa mình phát triển như thế nào. Cụ thể, đây chính là những gì mà chủ spa cần phải dự trù, tính toán trước. Chính vì vậy, bên cạnh những giai đoạn đúng theo trình tự nếu như mọi việc suôn sẻ thì kế hoạch kinh doanh spa còn là những phương án.
Những phương án này được đề xuất khi xảy ra những tình huống đặc biệt. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh spa không chỉ thể hiện qua những thứ không rõ ràng hay vô định, mà tất cả sẽ được thể hiện qua con số, cột mốc.
Các bước lên kế hoạch kinh doanh spa hiệu quả
Để có một kế hoạch kinh doanh spa thành công, bạn phải nắm bắt các bước chi tiết. Khi bạn đảm bảo được những bước chính xác, bạn có thể kiểm soát con đường phát triển của spa trước những vấn đề xảy ra.
Lên ý tưởng
Ý tưởng là mầm mống quan trọng nhất quyết định những quyết định trong tương lai. Spa có rất nhiều hướng phát triển khác nhau: cổ điển, hiện đại, truyền thống, phương Tây hay Đông y,… Chính vì vậy, đầu tiên bạn cần xác định được phân khúc thị trường mong muốn. Bên cạnh đó, thế mạnh và kỹ thuật bạn đang sở hữu là gì?
Xác định mục tiêu
Sau khi có ý tưởng kinh doanh, bạn bắt tay vào xác định mục tiêu. Cụ thể, mỗi tháng bạn muốn thu nhập bao nhiêu, lượng khách mà bạn mong muốn,… Những yếu tố này giúp bạn duy trì spa hoạt động cũng như đem lại nguồn thu nhập cá nhân cho bạn.
Ngoài ra, trong bước này, bạn cũng cần xác định mô hình spa. Mô hình này đóng vai trò quan trọng vì nó bao gồm phần ngoại thất của spa. Đây chính là yếu tố thu hút khách hàng khá quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định số lượng, chủng loại mỹ phẩm, máy móc cần thiết.
Hiểu rõ ưu thế của mình
Với sự phát triển của ngành làm đẹp, rất nhiều spa xuất hiện. Để có thể vượt trội giữa chúng, bạn cần hiểu rõ và làm nổi bật thế mạnh của mình. Có spa sẽ tập trung vào kỹ năng tay nghề của chuyên viên, cũng có spa chú tâm vào dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh đó, những yếu tố như marketing, dịch vụ nổi bật nhất cũng đóng vai trò không kém trong việc khiến spa của bạn nổi bật. Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu thị trường để biết được điểm mạnh của các đối thủ lân cận. Từ đó, xác định đúng ưu thế của mình để phát huy tối đa chủng cho hiệu quả nhất.
Sẵn sàng vốn
Để 1 spa có thể đi vào hoạt động cần rất nhiều khoản tiền khác nhau. Chi phí mặt bằng, mua máy móc, thuê nhân viên, quảng cáo,… Ở bước này, bạn cần chuẩn bị một khoản vốn vào những lúc khó khăn. Ví dụ khi không có khách, khi mặt bằng tăng giá, khi bị thua lỗ,…
Tìm mặt bằng
Sau khi đã sẵn sàng về vốn, về ý tưởng cùng những dự định, bạn bắt tay đi tìm mặt bằng. Thông thường, mọi người thường chọn những địa điểm ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, với sự lựa chọn này bạn sẽ phải trả một số tiền lớn. Lời khuyên dành cho bạn chính là chi cần chọn lựa những mặt bằng có dân cư đông đúc, gần chợ, giao thông thuận tiện.
Thiết kế không gian
Như đã chia sẻ, không gian spa là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh spa. Một không gian đẹp chắc chắn sẽ thu hút ánh nhìn của khách hàng hơn. Bạn đảm bảo được không gian tiện ích, đem lại cảm giác bình yên, thoải mái và đặc biệt thuận tiện cho cả nhân viên và khách hàng.
Tùy theo gu thẩm mỹ cũng như phong cách bạn hướng tới để chọn lựa một bản thiết kế không gian phù hợp. Bạn có thể thuê đơn vị thiết kế để học thiết kế theo sở thích và ý tưởng của bạn. Tuy nhiên, với những bạn có thể tự bài trí, thiết kế được thì cũng có thể tự làm cho chính spa của mình. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền.
Hoàn thành các thủ tục pháp lý
Để spa chính thức đi vào hoạt động thì không thể bỏ qua bước liên quan đến pháp lý. Tùy theo dịch vụ chăm sóc kinh doanh bạn chọn lựa để chọn mã ngành đăng ký sao cho phù hợp.
9631: Các dịch vụ liên quan đến tóc, móng, chân mày,…
9610: Các dịch vụ liên quan đến massage, thẩm mỹ nhưng không can thiệp phẫu thuật,…
Đào tạo nhân viên
Kinh doanh spa cần một đội ngũ nhân viên khá đông. Chuyên viên thực hiện dịch vụ, lễ tân, thu ngân, bảo vệ, lao công vệ sinh,… Sau khi tuyển chọn, bạn cần đào tạo nhân viên để họ nắm được thế mạnh và sứ mệnh của spa. Từ đó, nhân viên làm việc đúng ý bạn và hỗ trợ spa ngày càng phát triển hơn.
Quảng bá spa
Với 1 spa vừa mới thành lập, việc để công chúng biết đến rất quan trọng. Công đoạn marketing spa là bước cuối cùng trong kế hoạch kinh doanh spa. Bạn có thể quảng bá qua nhiều hình thức khác nhau website, KOL, chương trình khuyến mãi trên khắp các diễn đàn,…
Những lưu ý cần biết để tránh tiền mất tật mang
Không phải ai mở spa cũng thành công. Bên cạnh những tấm gương khởi nghiệp thì cũng có những trường hợp thất bại. Một vài gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn tránh tình trạng tiền mất tật mang trên con đường khởi nghiệp của mình.
- Xác định chính xác điểm mạnh và hạn chế. Đây là mẹo giúp bạn có thể nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng so với những spa khác. Mục đích của việc này là tập trung phát huy điểm mạnh nhưng cũng cần đề xuất và thực hiện những phương pháp để khắc phục hạn chế. Từ đó tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của spa về sau.
- Đảm bảo tiêu chí SMART. Với tiêu chí này, spa sẽ đảm bảo được từng mục tiêu cụ thể ở mỗi giai đoạn. Nhờ vậy mà bạn có thể đánh giá tình hình của spa chi tiết, chính xác. Đồng thời, từng mục tiêu sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Không ngừng học hỏi từ kinh nghiệm của những bậc tiền bối. Với những bước đầu tiên khi bắt đầu mở spa sẽ gặp không ít khó khăn và thất bại. Thay vì học hỏi từ thất bại của chính mình, bạn có thể học hỏi từ thất bại của người khác để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đáng kể.
- Giao lưu, kết nối với nhiều người trong ngành: Mở rộng mối quan hệ sẽ giúp bạn vào những lúc khó khăn. Họ là những người sẽ đưa cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách thức để bạn PR spa của mình đến với nhiều đối tượng khách hàng.
- Tham gia nhiều khóa học khác nhau liên quan đến quản lý nhân sự, quản lý tài chính. Bên cạnh đó, bạn cũng nên học thêm nhiều dịch vụ khác nhau để đa dạng dịch vụ cho spa hoặc chuyên sâu, nâng cấp hơn nữa dịch vụ thế mạnh của mình.
Kế hoạch kinh doanh spa là điều quan trọng đầu tiên mà bất kỳ nhà khởi nghiệp nào cũng cần nắm. Những bước trong kế hoạch kinh doanh chỉ là cơ bản nhất. Ngoài ra, khi bắt tay vào kinh doanh, bạn sẽ gặp phải những sự cố không ngờ, nên hy vọng những lưu ý sẽ giúp ích cho bạn.
Bình luận