banner thang 1
chương trình tháng 12

Mô tả công việc quản lý spa và cơ hội nghề nghiệp của quản lý


Trong ngành spa làm đẹp thì vị trí quản lý spa là vị trí thăng tiến đáng mơ ước của rất nhiều nhân viên spa. Vị trí này có quyền điều hành mọi thứ và có mức thu nhập cũng vô cùng cao. Để đạt được vị trí này thì chị em hãy xem ngay mô tả công việc quản lý spa và cơ hội nghề nghiệp cho vị trí này nhé.

Mô tả công việc quản lý spa

Quản lý là vị trí đầu tàu, là người sẽ chịu hết mọi trách nhiệm trong tất cả các công việc từ nhỏ nhất đến lớn nhất của spa. Cụ thể những công việc mà vị trí này phải chịu trách nhiệm là:

Tìm kiếm khách hàng và đảm bảo doanh thu tốt nhất

Trước hết quản lý spa là một nhân viên bán hàng giỏi, giúp duy trì doanh thu ổn định và luôn tìm kiếm các nguồn khách hàng mới liên tục cho spa. Việc tìm kiếm khách hàng không hề đơn giản, đòi hỏi người quản lý phải vận dụng nhiều kỹ năng như đàm phán thuyết phục cùng với khả năng giao tiếp khôn khéo, xử lý tình huống linh hoạt trong mọi mối quan hệ thì mới có thể khai thác và mang lại nguồn khách hàng cho spa.

Quản lý là người kiếm khách hàng mới cho spa
Quản lý là người kiếm khách hàng mới cho spa

Duy trì quan hệ với khách hàng

Sau khi tìm được khách hàng thì việc tiếp theo là phải chăm sóc khách hàng để họ trở thành khách hàng trung thành của spa. Trong tất cả các loại hình kinh doanh thì giữ chân một khách hàng trung thành bao giờ cũng ít tốn kém hơn so với việc đi tìm khách hàng mới.

Do đó trong bản mô tả công việc quản lý spa thì chủ doanh nghiệp sẽ luôn quan tâm đến cách một người quản lý làm như thế nào để duy trì quan hệ với khách hàng, sẽ làm khách hàng hài lòng và thỏa mãn nhu cầu ngoài mong đợi bằng những cách thức nào.

Đây là cả một nghệ thuật mà đòi hỏi người quản lý phải có óc quan sát, ghi nhớ và tinh tế để ý đến từng đặc điểm nhỏ của từng khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn các nhu cầu của khách hàng để lấy lòng họ tối đa nhất.

Vai trò của quản lý là luôn làm hài lòng khách hàng
Vai trò của quản lý là luôn làm hài lòng khách hàng

Đề ra chiến lược để tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Mặc dù đây vốn được xem là công việc của phòng marketing chứ không có trong bảng mô tả công việc quản lý spa, tuy nhiên quản lý spa lại là người am hiểu khách hàng trung thành và nhận định được khách hàng tiềm năng tốt nhất.

Do đó người quản lý phải phối kết hợp với phòng marketing để đề ra kế hoạch nhằm làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu, giới thiệu được những dịch vụ nổi bật để khách hàng quan tâm đến thương hiệu spa.

Giám sát, theo dõi và báo cáo các kết quả thu chi

Quản lý spa là người theo dõi tất cả các khoản thu chi dù là nhỏ nhất trong spa. Từ mua dụng cụ, nguyên vật liệu, mỹ phẩm đến mua / bảo trì máy móc tất cả đều phải có sự ký duyệt của người quản lý. Quản lý cũng là người chịu trách nhiệm giải trình các khoản thu chi và kết quả lãi lỗ hàng tháng với chủ spa, việc này đòi hỏi người quản lý phải có khả năng quản lý và cân đối tài chính.

Quản lý nội bộ

Tất cả các bộ phận làm việc với nhau một cách trơn tru hay không là dựa vào quy trình làm việc rõ ràng và cách dàn xếp nội bộ của người quản lý.

Trong một spa có rất nhiều vị trí nhân viên khác nhau, để các nhân viên hòa thuận làm việc và hỗ trợ nhau, nhiệm vụ quan trọng của người quản lý phải biết tạo ra quy trình làm việc hợp lý, không gây ra xung đột và quy định rõ ràng luôn cả cách giải quyết cho những trường hợp mâu thuẫn.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tuy nằm cuối trong bảng mô tả công việc quản lý spa nhưng việc này lại làm khá thường xuyên. Vì bản chất ngành dịch vụ đào thải khá nhanh, nhân viên nếu không có tác phong làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình thì không thể nào giữ lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy việc tuyển dụng, đào tạo, kiểm tra và hướng dẫn cho nhân viên là một công việc khá thường xuyên của người quản lý.

Thường xuyên tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Thường xuyên tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Ngoài ra người quản lý còn phải thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của chủ spa. Ví dụ như phải thường xuyên đi khảo sát thị trường, đi trải nghiệm thử dịch vụ của những đối thủ cạnh tranh trong ngành để cân nhắc và cải thiện dịch vụ của mình.

Đồng thời phải thường xuyên cập nhật những xu hướng làm đẹp mới và đề xuất kế hoạch lên cấp trên / chủ spa để mở rộng thêm các dịch vụ làm đẹp mà khách hàng đang quan tâm…

Những tố chất cần thiết để trở thành quản lý spa

Dựa trên mô tả công việc quản lý spa trên đây thì mọi người đã hình dung khá rõ ràng những công việc mà vị trí này phải đảm nhiệm. Để trở thành quản lý spa, mọi người cần phải có những tố chất sau:

  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cho dù gặp khó khăn như thế nào cũng phải chịu trách nhiệm cho công việc của mình đến cùng.
  • Chịu được áp lực công việc ở cường độ cao, công việc phải giao tiếp và làm việc với con người luôn có những vấn đề mới phát sinh mỗi ngày, do đó chịu được áp lực là điều không thể thiếu cho vị trí này.
  • Luôn bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết cho mọi vấn đề từ nội bộ đến các đối tác và khách hàng bên ngoài. Linh hoạt dàn xếp, xử lý khéo léo để công việc được vận hành tốt nhất.
  • Linh hoạt và khôn khéo trong các mối quan hệ khiến nhân viên nể phục, cấp trên tín nhiệm, đối tác và khách hàng tin tưởng và quý trọng là những điều mà quản lý phải dày công xây dựng cho vị trí của mình.
Quản lý spa phải giỏi đàm phán với khách hàng
Quản lý spa phải giỏi đàm phán với khách hàng
  • Có đầu óc quan sát nhạy bén và trái tim biết cảm thông
  • Có tinh thần học hỏi đổi mới, không ngừng cập nhật xu hướng mới trong ngành làm đẹp.
  • Có chí cầu tiến trong công việc

Đây chính là những tố chất cần có của một người quản lý spa chuyên nghiệp. Nếu mọi người xem đây là vị trí thăng tiến mình muốn đạt được trong tương lại thì ngay từ bây giờ hãy không ngừng trau dồi và rèn luyện bản thân. Mọi mục tiêu đều có thể đạt được nếu mọi người quyết tâm nỗ lực chạm đến nó.

Cơ hội nghề nghiệp

Câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc nữa là cơ hội nghề nghiệp cho vị trí này có cao không? Như mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy thì những năm gần đây, rất nhiều thương hiệu spa thẩm mỹ viện đã mở ra rất nhiều, do đó nhu cầu tuyển dụng cho ngành này cũng khá cao.

Và điều tất yếu để vận hành mọi thứ một cách có hiệu quả và kinh doanh thuận lợi thì mỗi spa đều cần một người quản lý chuyên nghiệp. Do đó vị trí này cũng có nhu cầu tuyển dụng rất cao, và mức lương cho vị trí này cũng thuộc hàng hai con số trở lên.

Vậy làm sao để đủ điều kiện để ứng tuyển cho vị trí này? Câu trả lời chính xác là hãy căn cứ trên mô tả công việc quản lý spa, bạn thấy bản thân mình chưa hoàn thiện được mặt nào thì hãy học hỏi và đào tạo bản thân mình một cách thật chuyên nghiệp ngay từ bây giờ, sau đó hãy tìm kiếm các thông tin tuyển dụng và ứng tuyển vào vị trí đó.

Hiện nay có rất nhiều khoá quản lý spa chuyên nghiệp trên thị trường, mọi người có thể tham khảo các trung tâm đào tạo uy tín và có cấp chứng nhận sau khóa học này nhé. Hãy chọn những trung tâm đào tạo bài bản và chuyên nghiệp như Seoul Academy, vì bằng cấp từ những trung tâm này cũng có giá trị trong mắt nhà tuyển dụng hơn so với những spa/ trung tâm nhỏ lẻ.

Ngoài ra hãy liên tục cập nhật mô tả công việc quản lý spa để xem bản thân mình còn thiếu sót gì hãy bổ sung hoàn thiện ngay, như vậy bạn sẽ có cơ hội trúng tuyển rất cao.

Mospa hy vọng dựa trên mô tả công việc quản lý spa này mà những ai đang mong muốn đạt được vị trí này sẽ có một cái nhìn rõ ràng để đánh giá lại năng lực của bản thân, đồng thời có một lộ trình để biết bản thân mình cần học hỏi và trau dồi thêm những gì. Chúc mọi người không ngừng nỗ lực để đạt đến vị trí mình mơ ước nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan