banner thang 1
chương trình tháng 12

Làm sao để hết mồ hôi nách bằng những phương pháp đơn giản tại nhà?


Tiết mồ hôi là hiện tượng bài tiết bình thường của cơ thể, thế nhưng tiết mồ hôi vùng nách quá nhiều thậm chí gây ra mùi hôi khó chịu thì chả bình thường tẹo nào, nó làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng tự ti, xấu hổ, nhất là khi ở trong đám đông. Vậy phải làm sao để hết mồ hôi nách? Và làm thế nào để cải thiện được tình trạng này ngay tại nhà?

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến tuyến mồ hôi nách hoạt động mạnh

Đổ mồ hôi là một hoạt động của hệ bài tiết của cơ thể, trong cơ thể chúng ta thì có rất nhiều tuyến mồ hôi hoạt động, đặc biệt là ở vùng nách là hoạt động mạnh mẽ nhất. Thế nhưng lại luôn có trường hợp người tiết ít mồ hôi, người thì lại đổ nhiều mồ hôi vùng nách, gây ra tình trạng vùng dưới cánh tay có mùi khó chịu, mồ hôi làm ướt áo vùng dưới cánh tay gây mất tự tin. Mồ hôi nách đổ nhiều hoàn toàn có những nguyên nhân của nó.

Tuyến mồ hôi dưới nách hoạt động mạnh gây nhiều phiền toái cho “khổ chủ”
Tuyến mồ hôi dưới nách hoạt động mạnh gây nhiều phiền toái cho “khổ chủ”

Theo nghiên cứu và theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi vùng nách nhiều, có thể kể đến như:

  • Sự thay đổi về hormone, đặc biệt khi đến tuổi dậy thì hoặc phụ nữ sau khi sinh, lúc này lượng hormone thay đổi làm tăng lượng tuyến mồ hôi đồng thời làm tăng tiết mồ hôi.
  • Vận động nhiều, vận động mạnh khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ vùng nách tăng lên, gây tăng tiết mồ hôi để hạ thân nhiệt, giảm nhiệt độ cho cơ thể.
  • Do bệnh lý, đây cũng là trường hợp mà nhiều người gặp phải, thường là bệnh lý tuyến giáp hoặc tiểu đường làm thay đổi và tăng tiết mồ hôi.
  • Do sự rối loạn về hệ vận mạch như tổn thương hệ thần kinh giao cảm vì hệ này hoạt động sẽ tăng tiết hoặc điều tiết mồ hôi, khi bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng tiết mồ hôi nhiều, đặc biệt là mồ hôi vùng nách.
  • Những trường hợp thiếu máu não, bệnh nhân vẫn có khả năng gây tăng tiết mồ hôi.

Sẽ rất may mắn nếu như bạn chỉ gặp tình trạng tiết mồ hôi nhiều vùng nách, nhưng nếu gặp phải trường hợp mồ hôi có mùi khó chịu, khi cả hai trường hợp này kết hợp với nhau sẽ gây nên những tình huống hết sức xấu hổ dành cho “khổ chủ”.

Sẽ thật tệ nếu như bạn dính phải combo nhiều mồ hôi + mùi cơ thể
Sẽ thật tệ nếu như bạn dính phải combo nhiều mồ hôi + mùi cơ thể

Làm sao để hết mồ hôi nách ngay tại nhà?

Việc làm sao để hết mồ hôi nách hoàn toàn thì chỉ có thể ứng dụng những biện pháp công nghệ cao như cắt hạch thần kinh giao cảm, đốt laser… có thể làm giảm triệu chứng tăng tiết mồ hôi nách tuy nhiên cũng không thể loại bỏ triệt để.

Đồng thời lại dễ gây nên những biến chứng như tăng tiết mồ hôi bộ phận khác, để lại sẹo hoặc phải thực hiện lại nhiều lần.

Thay vì tìm cách làm sao để hết mồ hôi nách, thì bạn thử tham khảo những phương pháp dân gian dưới đây để giúp làm giảm sự tiết mồ hôi, cũng rất hiệu quả đó nhé.

1. Sử dụng khoai tây

Khoai tây được sử dụng để làm giảm sự tiết mồ hôi là bởi nó có chứa nhiều vitamin và các thành phần hóa học có tính oxi hóa mạnh giúp diệt khuẩn, giảm tiết mồ hôi, đặc biệt là giảm tình trạng mùi hôi dưới cánh tay, làm da vùng nách trắng mịn hơn, giảm hẳn thâm.

Củ khoai tây chúng ta ăn cũng có thể làm nguyên liệu giúp giảm tình trạng mồ hôi nách
Củ khoai tây chúng ta ăn cũng có thể làm nguyên liệu giúp giảm tình trạng mồ hôi nách

Cách thực hiện như sau:

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
  • Làm sạch vùng nách, thấm khô bằng khăn mềm, bạn tiến hành đắp những lát khoai tây đã được thái mỏng lên.
  • Giữ yên trong khoảng 20 phút thì lấy ra và lau lại bằng khăn ẩm.

3. Sử dụng lá trầu không

Đây là nguyên liệu dân gian được sử dụng nhiều nhất khi điều trị vấn đề hôi nách cũng như giảm sự tiết mồ hôi nách.

Vì lá trầu có tính nóng, vị cay và tinh chất tanin vừa có công dụng loại bỏ mồ hôi, tiêu diệt lượng lớn vi khuẩn, vừa ngăn ngừa và hạn chế tuyến mồ hôi hoạt động, giúp vùng nách khô thoáng, sạch sẽ.

Lá trầu với những công dụng chữa chứng đổ mồ hôi nách
Lá trầu với những công dụng chữa chứng đổ mồ hôi nách

Cách sử dụng cũng đơn giản lắm nhé, bạn chỉ cần lấy 3 – 4 lá trầu không đem rửa sạch, sau đó giã nát lá trầu đến khi bã thật mịn. Thoa đều bã trầu lên da vùng nách, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu đều qua da.

4. Sử dụng phèn chua

Với câu hỏi làm sao để hết mồ hôi nách thì một trong những cách dân gian mà các ông bà ta ngày xưa thường sử dụng để giảm sự tiết mồ hôi ở nách và giảm mùi hôi.

Theo các phân tích trong ngành y học cổ truyền, phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat và một số chất có khả năng hút mùi, khử khuẩn. Cho nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để trị hôi nách, giúp bạn cải thiện vùng da dưới cánh tay.

Trong dân gian, phèn chua được sự dụng rất nhiều để trị mồ hôi nách
Trong dân gian, phèn chua được sự dụng rất nhiều để trị mồ hôi nách

Cách sử dụng:

  • Hãy giã nhỏ phèn chua rồi cho vào nồi, đun lửa nhỏ cho tới khi hết nước để phèn chua chuyển sang trạng thái xốp, nở phồng.
  • Dùng cối giã hoặc nghiền tay phèn chua thành bột mịn rồi cất vào lọ dùng dần
  • Sau khi tắm sạch, thoa một ít bột phèn chua lên nách và massage khoảng 5 phút

Lưu ý thực hiện mỗi ngày bạn nha

Ngoài ra, cách làm sao để hết mồ hôi nách hiệu quả thì bạn cũng cần phải chú ý việc sinh hoạt hàng ngày nữa nhé.

  • Không nên mặc quần áo bó sát, thường xuyên dùng các loại vải có tính thấm mồ hôi tốt đem lại sự thoáng mát.
  • Không quá lạm dụng các chất khử mùi
  • Xoa bột Talc sau khi tắm
  • Hạn chế dùng các sản phẩm cafein, thức ăn cay nóng, dùng các đồ uống có cồn…
  • Sử dụng muối nhôm 10-25 % để chống bài tiết mồ hôi tại chỗ
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da dưới cánh tay thường xuyên mỗi ngày, giữ da sạch sẽ và khô thoáng. Tắm xong lau khô vùng nách.

Lời kết

Nhìn chung, cách làm sao để hết mồ nách đơn giản có thể áp dụng tại nhà đã kể trên có thể làm giảm lượng tiết mồ hôi rất hiệu quả và bạn có thể áp dụng nhé. Tuy nhiên, để hiệu quả nhanh, tuyệt đối thì bạn nên tham khảo một số cách ứng dụng công nghệ cao tại các trung tâm điều trị hoặc bệnh viện nhé.

Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan