banner thang 1
chương trình tháng 12

Tips chăm sóc tóc: nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu?


Chăm sóc tóc bằng các phương pháp như dưỡng, ủ nghe thì có vẻ dễ, thế nhưng muốn việc dưỡng tóc đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn phải biết các dưỡng, và quan trọng nhất là phải đúng trình tự các bước ủ, gội, xả.

Vậy nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu? Việc ủ tóc nên thực hiện ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và tìm được cách chăm sóc tóc tại nhà hiệu quả nhất nhé.

Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu?

Trước khi trả lời cho câu hỏi nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, chúng ta tìm hiểu xem tác dụng chính của 2 bước chăm sóc tóc này đã nhé.

Ai cũng biết, gội đầu có tác dụng chính đó là làm sạch tóc và da đầu, giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên tóc đồng thời loại bỏ gàu, dầu nhờn trên da đầu, xong bước gội đầu sẽ là tới bước dùng dầu xả, với tác dụng cung cấp dưỡng chất để phục hồi và nuôi dưỡng sợi tóc sau những tác động gây hư tổn.

Gội đầu có tác dụng làm sạch tóc khỏi bụi bẩn, dầu nhờn
Gội đầu có tác dụng làm sạch tóc khỏi bụi bẩn, dầu nhờn

Còn ủ tóc thì sao? Nhiều bạn khi chăm sóc tóc có thể sẽ bỏ qua bước này vì không thật sự cần thiết, thế nhưng, nếu thêm bước ủ tóc thì sẽ đem lại nhiều tác dụng cho mái tóc lắm đấy.

Khi ủ tóc, tóc sẽ được hấp thu triệt để những dưỡng chất có tác dụng làm mềm, mượt tóc, đồng thời phục hồi nhanh những sợi tóc bị hư tổn, 10-30 phút ủ tóc sẽ có hiệu quả hơn gấp nhiều lần trong việc nuôi dưỡng một mái tóc khỏe so với việc chỉ gội và xả.

Chính vì vậy, các chuyên gia về tóc luôn khuyến cáo sử dụng đồng thời cả gội, xả và ủ tóc kết hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Nên sử dụng kết hợp cả gội và ủ cho mái tóc chắc khỏe
Nên sử dụng kết hợp cả gội và ủ cho mái tóc chắc khỏe

Vậy nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu thì mới đúng quy trình?

Câu trả lời chính là bạn nên gội đầu thật sạch trước rồi mới ủ tóc nhé. Bạn biết vì sao không?

Như đã nói ở trên, ủ tóc có tác dụng cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và phục hồi mái tóc, nếu mái tóc bám đầy bụi bẩn, dầu nhờn, da đầu bí bách bởi gàu, các chất cặn bã thì sẽ không thể hấp thu dưỡng chất trong kem ủ một cách toàn diện, thậm chí còn gây ra những tác dụng ngược, khi mà tóc mềm mượt còn chưa thấy đâu thì những bụi bẩn, hóa chất đã hòa chung với kem ủ thấm vào tóc, làm tóc thêm hư tổn. Chưa kể, cảm giác khi để một mái tóc “dơ” và thoa liền kem ủ lên mái tóc sẽ khiến chúng ta rất khó chịu đó.

Chính vì thế, hãy nhớ gội sạch tóc và da đầu, bạn phải làm sạch thoáng da đầu và bề mặt sợi tóc bằng dầu gội rồi mới dùng kem xả ủ tóc, như vậy sẽ giúp tóc sạch khỏe và óng mượt hoàn hảo sau khi gội.

Sau khi gội đầu thì ủ tóc với kem ủ
Sau khi gội đầu thì ủ tóc với kem ủ

Ủ tóc đúng cách là như thế nào? Các bước ủ tóc giúp phát huy hiệu quả dưỡng tóc

Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng, dùng đủ mọi loại kem xả, kem ủ tóc nhưng tóc vẫn không đẹp lên mà còn khô xơ hơn bình thường. Đó có thể là bạn đang áp dụng sai cách đấy. Thực hiện theo đúng 6 bước ủ tóc dưới đây, mái tóc của bạn sẽ thật sự trở nên suôn mượt óng ả đấy.

Bước 1: Chọn loại kem ủ tóc phù hợp với tình trạng mái tóc

Bước đầu tiên vô cùng quan trọng đó là lựa chọn kem ủ, nhiều bạn nhầm lẫn rằng, kem ủ nào cũng có thể sử dụng cho mái tóc của mình. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, mỗi loại kem ủ bán trên thị trường đều mang lại những tác dụng khác nhau và phù hợp với mỗi loại tóc khác nhau.

Ví dụ như tóc khô, xơ thì cần kem ủ có tác dụng làm mềm, suôn mượt mái tóc, tóc hư tổn, chẻ ngọn thì cần loại kem ủ có tính chất phục hồi, mái tóc có tẩy, nhuộm thì cần loại kem ủ giúp giữ màu tóc và làm mềm tóc, hạn chế hư tổn….

Có nhiều loại kem ủ trên thị trường, bạn nên chọn loại phù hợp nhất với mái tóc
Có nhiều loại kem ủ trên thị trường, bạn nên chọn loại phù hợp nhất với mái tóc

Ngày nay, trên thị trường có phân ra các loại kem ủ tóc, từ kem ủ dành cho tóc dầu, tóc khô, tóc gãy rụng, tóc chẻ ngọn, cho đến các loại kem ủ dành cho tóc nhuộm, tóc uốn, tóc duỗi, tóc hư tổn nặng. Do đó, bạn nên căn cứ vào loại tóc cũng như tình trạng tóc của mình để lựa chọn sản phẩm kem ủ tóc phù hợp nhất nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về một số loại kem ủ tóc từ thiên nhiên như: bơ, dầu oliu, sữa tươi, mật ong, dầu dừa….Những nguyên liệu ủ tóc này thì an toàn, lành tính, phù hợp với mọi loại tóc nên cách sử dụng cũng dễ hơn.

Bước 2: Gội đầu trước – ủ tóc sau

Như đã nói ở trên khi trả lời cho câu hỏi nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu thì bước thứ 2 trong quá trình dưỡng, ủ phải là gội thật sạch tóc và da đầu nhé.

Một mái tóc trong tình trạng bết, dơ và rối thì sẽ không thể hấp thụ được bất kỳ dưỡng chất nào mà kem ủ cung cấp. Vậy nên bạn cần gội thật sạch. Và để mái tóc suôn mượt hơn thì bạn nên dùng lược chải tóc và gỡ rối trước khi gội, sau khi gội và xả thì dùng khăn mềm quấn và thấm tóc để cho mái tóc ráo nước thì mới tới bước ủ. Không được để tóc ướt và ủ tóc liền đâu nhé.

Hãy nhớ gội đầu trước - ủ tóc sau nhé
Hãy nhớ gội đầu trước – ủ tóc sau nhé

Bước 3: Phân chia mái tóc ra thành nhiều phần và thoa đều kem ủ tóc

Sau khi gội sạch đầu và lau cho đến khi tóc ráo nước, bước tiếp theo sẽ đến bước thoa kem ủ tóc.

  • Đầu tiên bạn nên chia mái tóc của mình ra thành 3 đến 4 phần, hoặc 5 phần tùy thuộc vào độ dày của mái tóc.
  • Lấy một lượng kem ủ vừa đủ cho mỗi lọn tóc đã chia, thoa đều kem ủ từ chân cho tới ngọn, tránh phần da đầu, cứ thế lần lượt thoa đều kem lên từng lọn tóc cho tới khi mái tóc được phủ đều kem ủ.
  • Nếu tóc bạn bị hư tổn, khô xơ, nên tập trung vào phần tóc bị hư tổn, phần ngọn tóc.
  • Sau đó dùng tay massage mái tóc và da đầu, mục đích là để dưỡng chất thấm từ từ vào tóc, đồng thời giúp cho mái tóc và da đầu được thư giãn hơn.
Chia tóc ra làm nhiều phần rồi thoa đều kem ủ lên từng phần tóc đã chia
Chia tóc ra làm nhiều phần rồi thoa đều kem ủ lên từng phần tóc đã chia

Lưu ý nhỏ mà bạn cần quan tâm đó là bước massage này chỉ phù hợp với những ai da đầu khô, còn những bạn da đầu dầu, tóc nhanh bết thì vẫn nên tránh để kem ủ tiếp xúc với da đầu nhé, vì các dưỡng chất của kem ủ cùng với lớp dầu nhờn trên da đầu sẽ dễ gây ra tình trạng bít tắc nang tóc, khiến da đầu càng thêm dầu nhờn mà hiệu quả dưỡng tóc cũng sẽ không được như mong muốn.

Bước 4: Cố định tóc

Sau khi đã thoa đều hết kem ủ lên các phần tóc, bạn hãy cố định mái tóc bằng mũ trùm đầu hoặc sử dụng khăn tắm sạch. Việc này giúp mái tóc được gọn gàng, kem ủ không bị dính vào quần áo trong thời gian ủ, đồng thời giúp tóc nhanh khô ráo và có thêm thời gian cho các chất dinh dưỡng trong kem ủ ngấm sâu vào mái tóc.

Dùng mũ chụp hoặc khăn bông sạch để cố định tóc
Dùng mũ chụp hoặc khăn bông sạch để cố định tóc

Bước 5: Ủ tóc

Ở bước này, bạn hãy lưu ý thời gian ủ tóc của từng loại kem ủ nhé. Có loại kem ủ nhanh chỉ cần 3-5 phút là có thể xả, còn loại kem ủ tóc sâu thì cần ủ khoảng 20-30 phút sau đó mới xả lại với nước.

Một tips cho bạn đó là nếu tóc bạn thuộc loại tóc khô, hư tổn, da đầu không nhờn bết thì nên chọn loại kem ủ lâu để tăng cường dưỡng ẩm và phục hồi, ngược lại nếu tóc bạn thuộc loại tóc dầu, nhanh bết thì nên chọn loại kem ủ nhanh để tránh cho tóc thêm bết dính nhé.

Ngoài ra, nếu sử dụng các loại kem ủ tóc từ thiên nhiên như bơ, trứng gà, nha đam, dầu oliu thì thời gian trung bình để ủ tóc sẽ thường từ 20-25 phút, phương pháp ủ tóc từ những nguyên liệu tự nhiên này thì sẽ phù hợp với tất cả các loại tóc, thời gian ủ cũng tương đương, tuy nhiên, kết quả sẽ không bằng việc sử dụng kem ủ tóc chuyên dụng.

Nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian ủ tóc
Nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian ủ tóc

Bước 6: Xả tóc, làm sạch và lau khô

Bước cuối cùng trong quy trình ủ tóc đúng “chuẩn” đó là xả tóc lại với nước, thường sẽ là nước lạnh, tuy nhiên nếu bạn sử dụng những nguyên liệu như trứng gà để ủ tóc thì nên xả với nước ấm để không bị ám mùi trên mái tóc nhé.

Cụ thể, sau thời gian ủ tóc như đã hướng dẫn ở trên, bạn tháo khăn và xả tóc thật sạch với nước mát. Nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt, chỉ có nước mát có khả năng xả sạch kem ủ đồng thời làm các biểu bì đóng lại từ từ, giúp giữ lại dưỡng chất lưu trong từng sợi tóc.

Nếu nước quá lạnh sẽ khiến lớp biểu bì đóng lại đột ngột, nước quá nóng thì lớp biểu bì sẽ không đóng lại, dưỡng chất không được hấp thu trọn vẹn. Bạn không cần dùng thêm dầu xả hay xịt dưỡng tóc cũng không cần xả qua kỹ và bào da đầu vì sẽ làm trôi đi các dưỡng chất có trong kem ủ.

Cuối cùng xả sạch tóc với nước mát rồi lau khô
Cuối cùng xả sạch tóc với nước mát rồi lau khô

Nhưng lưu ý khi chăm sóc tóc tại nhà.

Sau khi gội – ủ cũng như biết được lời giải đáp cho câu hỏi ủ tóc trước hay sau khi gội đầu, các nàng muốn mái tóc của mình thật sự được chăm sóc tối đa và các bước dưỡng phát huy được hiệu quả thì cũng cần phải chú ý thêm một số vấn đề khi chăm sóc, ủ tóc tại nhà như sau nhé:

  • Không nên quá thường xuyên sử dụng kem ủ tóc, tốt nhất chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần/tuần nếu tóc bạn là tóc khô xơ, hư tổn nhiều, còn tóc bình thường hoặc tóc mỏng thì chỉ nên ủ tóc 1-2 lần/tuần là được, không dùng kem ủ tóc thay thế cho kem xả hàng ngày.
  • Không nên ủ tóc quá lâu, hãy ủ tóc theo đúng thời gian như hướng dẫn sử dụng, không nên để quá lâu hoặc để quá đêm sẽ tạo ra tác dụng ngược lên mái tóc.
  • Cuối cùng, phải thật kiên trì nhé, vì ủ tóc chỉ là một bước trong quá trình chăm sóc tóc, cần phải có thời gian mới phát huy được tác dụng và cảm nhận được hiệu quả, hãy sử dụng mỗi tuần với liều lượng vừa đủ, thực hiện ủ tóc thường xuyên thì mái tóc mới được chăm sóc tốt nhất.
Khi chăm sóc tóc, phải kiên trì thực hiện mới có hiệu quả
Khi chăm sóc tóc, phải kiên trì thực hiện mới có hiệu quả

Trên đây là một số tips chăm sóc tóc với kem ủ cũng như giải đáp cho thắc mắc nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu cho các nàng, hi vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin cần thiết, để các nàng biết sử dụng kem ủ tóc một cách hiệu quả nhất, cho mái tóc càng ngày càng trở nên bóng mượt chắc khỏe.

Mospa chúc bạn thành công!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan