banner thang 1
chương trình tháng 12

Chia sẻ tài liệu quản lý spa – tổng hợp kinh nghiệm quản lý từ A – Z


Kinh doanh spa hay bất cứ ngành nghề nào cũng không phải là điều đơn giản, muốn phát triển spa thì bạn phải là một người quản lý tốt, và những tài liệu quản lý spa sẽ là những kiến thức quý giá để bạn tham khảo, trước khi bước chân vào ngành này.

Có thể tìm tài liệu quản lý spa ở đâu?

Kinh doanh spa không chỉ đơn giản là thực hiện chăm sóc da, trị liệu, điều trị cho khác, đó là những công việc cốt lõi bắt buộc phải làm của một người làm nghề spa. Tuy nhiên, muốn spa phát triển thì phải có một người quản lý tốt, có đầy đủ kiến thức về ngành spa cũng như kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Và trước tiên, trước khi có kinh nghiệm “thực chiến” thì người có trách nhiệm quản lý spa cần phải nắm rõ mọi lý thuyết về quản lý, và nó nằm ở trong những tài liệu quản lý spa.

Quản lý spa là vị trí đảm nhiệm nhiều trọng trách, vì vậy cần được đào tạo bài bản
Quản lý spa là vị trí đảm nhiệm nhiều trọng trách, vì vậy cần được đào tạo bài bản

Sẽ rất khó để bạn có thể tìm kiếm được 1 bộ tài liệu quản lý spa trên các phương tiện truyền thông hay trên các công cụ tìm kiếm như google, facebook, youtube, hoặc nếu có thì nó sẽ chỉ là những thông tin cơ bản, những điều khái quát về việc quản lý spa chứ không phải là một bộ tư liệu quản lý spa đầy đủ.

Thông thường, những tài liệu quản lý spa này sẽ chỉ được lưu hành nội bộ trong hệ thống spa với mục đích đào tạo nhân viên mới ở cấp bậc quản lý. Những tài liệu lưu hành nội bộ này thì bạn khó có thể tiếp cận, trừ khi bạn làm nhân viên tại spa trong thời gian dài và được cất nhắc lên vị trí quản lý.

Ngoài ra, có một cách có được bộ tài liệu quản lý spa dễ dàng hơn đó là tham gia vào các khóa học quản lý spa tại các trung tâm đào tạo nghề spa chuyên nghiệp. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng quản lý spa bởi các giáo viên có kinh nghiệm quản lý, đồng thời sẽ được cung cấp toàn bộ những tài liệu quản lý spa đầy đủ và chi tiết để có thể tự tin đảm nhiệm tốt vai trò này.

Những khóa học chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn bộ tài liệu quản lý spa chi tiết nhất
Những khóa học chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn bộ tài liệu quản lý spa chi tiết nhất

Nội dung chính trong các tài liệu quản lý spa

Công việc của một quản lý spa sẽ rất nhiều hạng mục, không giống như kỹ thuật viên spa là chỉ nắm về kiến thức chuyên môn và thành thạo tay nghề. Và tất cả những kiến thức, kỹ năng công việc của một quản lý spa sẽ được tóm gọn lại trong một bộ tài liệu quản lý spa, bao gồm các nội dung:

1. Tài liệu quản lý nhân sự spa

Một quản lý spa sẽ là người phụ trách quản lý tất cả các nhân viên tại spa, bao gồm kỹ thuật viên, tư vấn viên, điều dưỡng… vì vậy, kiến thức về quản lý nhân sự là vô cùng quan trọng. Quản lý spa sẽ có trách nhiệm giúp spa hoạt động một cách hiệu quả nhờ sự điều phối, giám sát nhân sự, ngoài ra, quản lý sẽ phụ trách cả việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên khi cần thiết, đồng thời sẽ giải quyết tất cả các vấn đề nhân sự tại spa để tránh xảy ra những tranh cãi nội bộ ảnh hưởng  tới hoạt động của spa.

Nội dung về quản lý nhân sự là nội dung không thể thiếu trong tài liệu quản lý spa
Nội dung về quản lý nhân sự là nội dung không thể thiếu trong tài liệu quản lý spa

Với nhiệm vụ này, bộ tài liệu quản lý spa về vấn đề nhân sự sẽ giúp bạn tìm hiểu phương hướng quản lý, cách điều phối nhân sự theo từng bộ phận. Đồng thời cũng sẽ đưa ra những tình huống có thể gặp phải trong quá trình vận hành spa và đưa ra phương án giải quyết, giúp bạn quản lý nhân sự một cách hiệu quả hơn.

Đồng thời, tài liệu quản lý spa sẽ có những nội dung về những yêu cầu đối với nhân sự ngành spa, ví dụ như tác phong phải nhanh nhẹn, trang phục gọn gàng…Đây sẽ là những tiêu chuẩn để các quản lý có thể dựa vào đó mà quản lý đội ngũ của mình.

2. Tài liệu quản lý spa về vấn đề thu – chi

Không chỉ vấn đề nhân sự, quản lý spa còn là người chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh của spa, bao gồm quản lý thu chi, lập sổ sách, báo cáo chi tiết về tình hình kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận hay các vấn đề tài chính khác để báo cáo cho lãnh đạo hoặc dùng để kiểm soát.

Các quản lý spa phải có cả kiến thức về việc quản lý dòng tiền thu chi tại spa
Các quản lý spa phải có cả kiến thức về việc quản lý dòng tiền thu chi tại spa

Để có được những kỹ năng này, trong bộ tài liệu quản lý spa sẽ cung cấp những kiến thức hướng dẫn cách theo dõi, lập bảng biểu thu chi một cách cụ thể, chi tiết nhất, giúp các quản lý spa có thể tổng hợp, báo cáo, nắm bắt tình hình dựa vào những kiến thức, kỹ năng được đào tạo bài bản.

3. Tài liệu quản lý spa về kỹ năng mềm khi xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác của quản lý spa đó là xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, với mục đích duy trì hiệu quả kinh doanh cho spa.

Học những kiến thức về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Học những kiến thức về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Những kiến thức này chủ yếu sẽ được tích lũy dựa trên quá trình trải nghiệm thực tế khi làm việc tại spa, tuy nhiên, sẽ có những kỹ năng mềm như tư vấn, chăm sóc khách hàng, hay kỹ năng giải quyết các rắc rối giữa khách hàng và spa…cũng sẽ được đào tạo trong các khóa học quản lý và trong các tài liệu quản lý spa.

Kết hợp những kiến thức được học cùng với những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc, bạn có thể trở thành một quản lý spa tốt với kỹ năng chuyên nghiệp.

4. Tài liệu quản lý spa về truyền thông, quảng cáo, marketing

Muốn spa của bạn được nhiều người biết tới và tới để trải nghiệm thì vấn đề truyền thông, quảng cáo là vô cùng quan trọng. Với các spa lớn và đã có đội ngũ marketing, các quản lý spa vẫn phải chịu trách nhiệm phối hợp với team marketing để đưa ra những chiến lược phù hợp với đối tượng, hành vi của khách hàng. Còn nếu bạn tự kinh doanh spa, tự quản lý thì bản thân bạn cũng nhất định phải học về kiến thức này để mở rộng tệp đối tượng khách hàng, thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Quản lý spa cũng cần học về marketing
Quản lý spa cũng cần học về marketing

Và trong tài liệu quản lý spa cũng sẽ có những kiến thức về truyền thông, quảng cáo. Tuy những nội dung marketing được truyền tại trong bộ tài liệu quản lý spa này sẽ không phải tài liệu chuyên sâu, nhưng đủ để cho các quản lý spa nắm được những kiến thức cần thiết, về cách vận hành chiến dịch marketing hay xây dựng chiến lược cho phù hợp, từ đó có thể phối hợp với team marketing một cách hiệu quả nhất.

Những kinh nghiệm quản lý spa cho các chủ spa

Nhìn chung, việc vận hành, quản lý spa như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và quan trọng nhất vẫn là những kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong quá trình làm việc, tuy nhiên, những kiến thức được cung cấp trong bộ tài liệu quản lý spa cũng là những kiến thức vô cùng quý giá mà bạn cần phải nắm để có thể đảm nhiệm được vị trí này. Bên cạnh đó, cũng có một số gợi ý, chia sẻ kinh nghiệm thực tế giúp các chủ spa hoặc các bạn quản lý spa có thể vận hành spa một cách hiệu quả:

1. Cần lập kế hoạch kinh doanh spa chi tiết

Là một quản lý spa, điều quan trọng đó là bạn cần phải có kế hoạch vận hành, kinh doanh một cách cụ thể. Để tránh trường hợp “chỉ đâu đánh đấy”, có vấn đề mới tìm phương án giải quyết mà không có một chiến lược cụ thể nào.

Là một quản lý spa, bạn cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh một cách cụ thể, bao gồm mục tiêu doanh thu, phương án thực hiện để đạt được mục tiêu doanh thu một cách cụ thể nhất, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, ngân sách, tình hình thực tế của spa.

Quản lý cần lập kế hoạch kinh doanh trước khi triển khai mọi hoạt động
Quản lý cần lập kế hoạch kinh doanh trước khi triển khai mọi hoạt động

Các quản lý spa muốn thúc đẩy kinh doanh có thể lên các kế hoạch về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt hoặc cho khách hàng thân thiết, hoặc tổ chức các buổi workshop, các sự kiện offline để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu.

2. Thiết lập mục tiêu kinh doanh spa

Như đã nói ở trên, muốn có một kế hoạch kinh doanh thì phải có mục tiêu, và mục tiêu cụ thể ở đây chính là doanh thu. Tuy nhiên, trong mục tiêu doanh thu còn có nhiều mục tiêu khác nhỏ hơn, hướng đến mục tiêu chung là doanh thu, bao gồm:

  • Mục tiêu thu hút khách hàng: đưa ra những mục tiêu tiếp cận khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, hay số lượng khách hàng tới spa cho mỗi tuần, tháng, quý. Tất cả đều cần một con số chính xác để có thể đưa ra kế hoạch thực hiện một cách chi tiết nhất.
  • Mục tiêu về chiến lược marketing: Dù quản lý spa trực tiếp thực hiện chiến lược marketing hay sẽ phối hợp với marketing thì cũng cần phải có một con số mục tiêu chính xác. Ở đây, mục tiêu sẽ là các chỉ số về lượt inbox, số điện thoại, khách hàng thành công.
  • Mục tiêu doanh số: Quản lý cần thiết lập mục tiêu về doanh số cho mỗi tháng, mỗi quý, chia nhỏ theo từng tháng, từng tuần để dễ dàng đo lường, kiểm soát và đưa ra giải pháp nếu tình hình không khả quan.
Xác định mọi mục tiêu với mục tiêu lớn nhất là doanh số
Xác định mọi mục tiêu với mục tiêu lớn nhất là doanh số

3. Quản lý tài chính chặt chẽ

Là một quản lý spa, nắm giữ tài chính của spa, vì vậy bạn phải biết cách cân đối tài chính, quản lý dòng tiền thu, chi cho spa để kiểm soát và giúp spa đạt được những mục tiêu về doanh số. Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm rất lớn về vấn đề này.

Quản lý sẽ cần nắm chắc doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong từng thời gian cụ thể cũng như dự đoán được tình hình kinh doanh để có những hướng đi phù hợp.

4. Cập nhật, nắm bắt xu hướng nhanh chóng

Linh vực làm đẹp luôn có những sự cải tiến, thay đổi, vì vậy, là một quản lý spa cần có sự nhạy bén với sự thay đổi của thị trường cũng như xu hướng làm đẹp của thế giới để có thể phục vụ khách hàng, thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Các quản lý spa có thể cập nhật những thông tin trên các phương tiện truyền thông, hội nhóm hay các khóa đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời sau khi nắm bắt công nghệ, xu hướng mới thì cần có kế hoạch cụ thể để áp dụng nó vào mô hình kinh doanh hiện tại.

Nắm bắt xu hướng để cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhất
Nắm bắt xu hướng để cập nhật những xu hướng làm đẹp mới nhất

5. Lắng nghe phản hồi của khách hàng

Sẽ có những đóng góp khen chê từ khách hàng, và người quản lý spa sẽ có trách nhiệm lắng nghe, đón nhận đóng góp với một thái độ cầu tiến. Bởi những ý kiến này sẽ góp phần giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng hay đào tạo nhân viên nâng cao tay nghề, cũng như điều chỉnh những hạn chế, thiếu sót để tăng chất lượng dịch vụ.

Nhìn chung, sẽ có rất nhiều kiến thức mà bất cứ ai muốn trở thành quản lý spa hay tự kinh doanh spa cũng đều phải học, bộ tài liệu quản lý spa sẽ là những kiến thức vô cùng cần thiết để những ai bắt đầu với vị trí này có thể tự tin khi đảm nhiệm. Hy vọng rằng, với những thông tin đã được cung cấp ở trên thì bạn sẽ có được những thông tin cũng như câu trả lời cần thiết cho vấn đề mà mình thắc mắc nhé.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan