banner thang 1
chương trình tháng 12

Học thạc sĩ để làm gì và những lợi ích trong sự nghiệp


Học thạc sĩ để làm gì, đây là trình độ đang được đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua quá trình học được nghiên cứu chỉn chu, cấp độ mang đến nhiều lợi ích đặc biệt. Trong đó bao gồm kiến thức chuyên ngành, khả năng thăng tiến và kết quả sự nghiệp tốt hơn trong tương lai.

Thạc sĩ là gì?

Từ “thạc sĩ” vốn được ghép từ chữ “thạc” nghĩa là rộng lớn và “sĩ” là người nghiên cứu hoặc có học. Do đó theo định nghĩa thông thường, đây là từ dùng để chỉ người học cao, hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực. Tại miền Nam nước ta từ 1975 trở về trước, đây là bậc chuyên môn dưới tiến sĩ, dành cho người muốn làm giáo sư đại học.

Học thạc sĩ để làm gì? Đây là từ từng dành chỉ chung những người học cao
Học thạc sĩ để làm gì? Đây là từ từng dành chỉ chung những người học cao

Tuy nhiên về sau này, đào tạo thạc sĩ sẽ khác nhau tùy ngành nghề và hệ thống giáo dục. Khi đạt bằng cấp, người học phải nắm vững bậc cao kiến thức về một lĩnh vực cụ thể. Quá trình đào tạo là một hình thức “đầu tư” đặc biệt, tăng khả năng thành công trong sự nghiệp sau này.

Tác dụng việc học thạc sĩ để làm gì?

Như đã nói, việc đào tạo sẽ mang tới nhiều ưu điểm khác nhau tùy theo đối tượng và nội dung học. Về cơ bản, chứng chỉ thạc sĩ có 3 tác dụng chính cho người sở hữu:

Mở rộng kiến thức chuyên ngành

Bậc đào tạo sau đại học nói chung sẽ có nhiều khác biệt. Đây sẽ là trình độ nâng cao giúp mở rộng kiến thức chuyên ngành cho người theo học. Nhờ đó, bạn trẻ sẽ có hiểu biết sâu rộng, rõ ràng và cặn kẽ hơn về lĩnh vực chuyên môn.

Tăng khả năng thăng tiến

Vậy học thạc sĩ để làm gì? Với bạn trẻ mới ra trường, chứng chỉ thạc sĩ là một lợi thế quan trọng tạo nên cơ hội tốt khi xin việc. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, đây là đòn bẩy phát triển nếu nhân sự đã ở một vị trí quá lâu. Do đó, việc học thạc sĩ giúp gia tăng khả năng thăng tiến một cách vô cùng hiệu quả.

Học thạc sĩ giúp tăng khả năng thăng tiến trong công việc
Học thạc sĩ giúp tăng khả năng thăng tiến trong công việc

Thay đổi ngành nghề khi cần thiết

Bên cạnh đó, việc học thạc sĩ có thể giúp người học dễ dàng thay đổi ngành nghề khi cần thiết. Lượng kiến thức sâu rộng trong quá trình đào tạo đủ sức đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Công việc ở cương vị mới, nhờ đó cũng được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hạn chế của việc học thạc sĩ

Với câu hỏi học thạc sĩ để làm gì, chúng ta cần hiểu rõ về ưu và khuyết điểm của quá trình đào tạo. Bên cạnh những lợi ích dễ thấy, có một số hạn chế của việc học thạc sĩ mà bạn trẻ cần lưu ý:

Mất thời gian lâu hơn

Sau khi học Đại học, việc học Thạc sĩ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 năm nữa. Người học sẽ mất thời gian lâu hơn và bắt đầu chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi bắt đầu tập trung quá trình đào tạo.

Tốn kém chi phí

Bên cạnh thời gian, người học sẽ phải tốn kém chi phí kha khá khi tham gia học thạc sĩ. Sẽ có các mức học phí khác nhau tùy vào nơi đào tạo. Chi phí trung bình tại các trường ĐH trong nước vào khoảng từ 30 – 100 triệu đồng/khóa. Trong khi đó, du học nước ngoài có chi phí mỗi học kỳ khoảng 20.000 USD hoặc 40.000 USD mỗi năm.

Cần cân nhắc học thạc sĩ để làm gì nếu tốn kém chi phí?
Cần cân nhắc học thạc sĩ để làm gì nếu tốn kém chi phí?

Không đảm bảo khả năng phát triển sự nghiệp

Tấm bằng cao học giúp hồ sơ xin việc nổi bật hơn, tuy vậy, đây không phải yếu tố quan trọng nhất. Các nhà tuyển dụng sẽ đề cao kỹ năng thực tế và những kiến thức có thể vận dụng hiệu quả. Do đó, việc học thạc sĩ không đảm bảo khả năng phát triển sự nghiệp mà chỉ giúp bạn trẻ có nhiều cơ hội hơn.

Những ngành học nên học thạc sĩ

Khi đã nắm rõ về những điểm được và mất, sau đây là những ngành học nên học thạc sĩ cho bạn trẻ. Hãy cân nhắc lựa chọn để chuẩn bị cho bản thân sự phát triển trong tương lai:

Thạc sĩ Quản lý dự án

Khóa Thạc sĩ Quản lý dự án sẽ đào tạo nhiều kỹ năng quan trọng: Khởi xướng dự án, quản lý thời gian, phân bổ nhân lực và công việc. Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm giám đốc dự án, quản lý chuỗi cung ứng, logistics, kỹ thuật… Đây đều là các vị trí có nhiều khả năng thăng tiến trong thời gian tới.

Học thạc sĩ Quản lý dự án mang đến nhiều cơ hội thăng tiến
Học thạc sĩ Quản lý dự án mang đến nhiều cơ hội thăng tiến

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Vậy học thạc sĩ để làm gì nếu học thạc sĩ Quản trị kinh doanh? Trong các ngành kinh tế, chuyên ngành giải quyết thách thức của một công ty. Chương trình sẽ hướng dẫn cách kiểm soát và khắc phục vấn đề thường xảy ra trong quá trình doanh nghiệp phát triển. Sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng để trở thành một nhà quản trị tài năng.

Lĩnh vực Quản trị kinh doanh có đào tạo hệ thạc sĩ chuyên ngành
Lĩnh vực Quản trị kinh doanh có đào tạo hệ thạc sĩ chuyên ngành

Thạc sĩ Kế toán

Có thể nói, gia tăng lợi nhuận là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp. Vì lý do này, chuyên gia tài chính là không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày. Với bằng thạc sĩ, người sở hữu có thể làm nhiều vị trí như: Kế toán, Kiểm toán, Quản lý tài chính, Phân tích dòng tiền…

Học thạc sĩ để làm gì? Sinh viên có thể cân nhắc chuyên ngành Kế toán
Học thạc sĩ để làm gì? Sinh viên có thể cân nhắc chuyên ngành Kế toán

Các ngành học chuyên môn

Bên cạnh những lĩnh vực trên, nghiên cứu chuyên sâu về các ngành học chuyên môn là cách thăng tiến hiệu quả nhất. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, người học sẽ được bồi đắp về chuyên môn cũng như các trải nghiệm thực tế.

Có nhiều lĩnh vực đào tạo hệ thạc sĩ chuyên ngành
Có nhiều lĩnh vực đào tạo hệ thạc sĩ chuyên ngành

Đặc biệt nhờ những đúc kết từ các chuyên gia, việc học sẽ được rút ngắn triệt để về thời gian và công sức. Khả năng phát triển sẽ càng được đảm bảo, gia tăng cơ hội thành công cho bạn trẻ.

Học thạc sĩ để làm gì, mục đích này đã không còn phải băn khoăn vì những lợi ích dễ thấy. Tấm bằng giúp sinh viên có cơ hội việc làm tốt, gia tăng mức lương và khả năng thăng tiến. Bên cạnh đó, cần cân nhắc các lĩnh vực theo khả năng và nhu cầu thị trường để có được lựa chọn đúng đắn nhất.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan