banner thang 1
chương trình tháng 12

Hướng dẫn quy trình đăng ký kinh doanh spa nhanh chóng và hiệu quả


Đăng ký kinh doanh spa là bước tất yếu để xác định tính hợp pháp của cơ sở kinh doanh spa. Có nhiều vấn đề pháp lý đặc biệt xoay quanh chủ đề này mà bạn cần lưu ý. Chủ spa nên đảm bảo tất cả những quy định để tránh khỏi những rắc rối không đáng có sau này.

Kinh doanh spa là gì?

Kinh doanh spa là hoạt động kinh doanh liên quan đến cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho khách hàng. “Spa” là viết tắt của thuật ngữ Latin “Sanitas per Aquam, có nghĩa là sức khỏe qua nước. Trong ngành spa, các dịch vụ được cung cấp nhằm giúp khách hàng thư giãn, làm mới cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện ngoại hình.

Các dịch vụ spa phổ biến bao gồm:

  • Massage: là phương pháp sử dụng áp lực và kỹ thuật cảm giác để thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Chăm sóc da: Spa cung cấp các liệu trình làm đẹp da như làm sạch, tẩy tế bào chết, tẩy da chết. Bên cạnh đó là các liệu trình chăm sóc da khác như tẩy da thâm, làm mờ nếp nhăn, và làm sáng da.
  • Chăm sóc tóc: Các dịch vụ chăm sóc tóc trong spa bao gồm cắt, uốn, duỗi, nhuộm tóc và điều trị chữa trị cho tóc hư tổn…
  • Chăm sóc móng: Spa cung cấp các dịch vụ làm móng như làm móng tay, móng chân, làm móng gel, làm móng sử, và điều trị mỏng hư tổn…
  • Yoga và Pilates: Nhiều spa cung cấp các lớp học yoga và Pilates để giúp khách hàng rèn luyện sức khỏe và tăng cường sự linh hoạt.
  • Sauna và hồ tầm nhiệt đới: Spa cung cấp các dịch vụ sử dụng sauna, hồ tắm nhiệt đới và hồ tắm khoáng, tắm bùn,… để thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Trị liệu: Một số loại hình spa chuyên về các trị liệu vật lý và tinh thần bằng việc sử dụng các kỹ thuật xoa bóp và những dược liệu, tinh dầu.
  • Thẩm mỹ: Một số spa còn kết hợp với thiết bị và công nghệ làm đẹp hiện đại để thực hiện các liệu trình can thiệp thẩm mỹ ít xâm lấn cho khách hàng.
  • Và còn nhiều dịch vụ khách nữa.
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa chi tiết và dễ hiểu nhất
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa chi tiết và dễ hiểu nhất

Kinh doanh spa thường liên quan đến việc xây dựng một không gian thoải mái và thư giãn, tạo ra một trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Ngoài ra, đăng ký kinh doanh spa cũng bao gồm luôn cả quản lý hiệu quả các tài nguyên, quản trị nhân lực, quảng bá và xây dựng một quan hệ với khách hàng.

Các phân khúc kinh doanh spa

Có nhiều phân khúc đăng ký kinh doanh spa khác nhau và luôn có sự kết hợp lẫn nhau giữa các loại spa. Dưới đây là một số phân khúc phổ biến:

Spa thư giãn và chăm sóc cá nhân

Spa tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thư giãn và chăm sóc cá nhân như mát xa, xông hơi, tắm trắng, chăm sóc da, chăm sóc móng,… Khách hàng tìm đến spa này để giảm căng thẳng, thư giãn và tận hưởng các liệu pháp làm đẹp.

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa thư giãn và chăm sóc cá nhân
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa thư giãn và chăm sóc cá nhân

Spa y tế và trị liệu

Spa hướng tới việc cung cấp các dịch vụ spa có tính chuyên môn cao, liên quan đến y tế. Đây có thể là các trung tâm phục hồi sau chấn thương, spa chăm sóc da liễu, hoặc spa chuyên về các phương pháp chữa bệnh bằng mát xa, chiropractic, hay các biện pháp thể thao khác.

Spa y tế và trị liệu ngày càng phổ biến
Spa y tế và trị liệu ngày càng phổ biến

Spa thể hình và yoga

Spa tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thể hình như yoga, pilates, aerobic, thể dục cá nhân và các lớp học tăng cường sức khỏe. Spa thường có các phòng tập thể dục, không gian yoga và cung cấp các liệu pháp làm đẹp liên quan đến thể hình.

Spa thể hình và yoga là một loại hình spa mới mẻ
Spa thể hình và yoga là một loại hình spa mới mẻ

Spa chăm sóc sắc đẹp

Spa chuyên cung cấp các dịch vụ làm đẹp như trị liệu da, điều trị nám, làm tóc, trị liệu tóc, trang điểm, và làm móng. Spa có các chuyên gia làm đẹp, bác sĩ thẩm mỹ và sử dụng các công nghệ tiên tiến để cung cấp các liệu pháp làm đẹp chất lượng cao.

Spa chăm sóc sắc đẹp là loại hình spa phổ biến nhất
Spa chăm sóc sắc đẹp là loại hình spa phổ biến nhất

Spa dành riêng cho nam giới

Spa dành riêng để cung cấp các dịch vụ thư giãn và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp dành riêng cho nam giới. Điều này có thể bao gồm các liệu pháp massage, xông hơi, cắt tỉa tóc, chăm sóc da và các dịch vụ làm đẹp nam tính khác.

Không thể bỏ qua đăng ký kinh doanh spa dành riêng cho nam giới
Không thể bỏ qua đăng ký kinh doanh spa dành riêng cho nam giới

Mã ngành nghề kinh doanh spa

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Mã ngành nghề kinh doanh spa được quy định như sau:

961 – 9610 – 96100: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao)

Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…)

9631 – 96310: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu

Nhóm này gồm:

  • Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ.
  • Cắt, tỉa và cạo râu.
  • Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Mã ngành nghề hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa theo quy định Pháp luật
Mã ngành nghề hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa theo quy định Pháp luật

Các loại hình kinh doanh spa

Căn cứ vào quy mô các cơ sở, kinh doanh spa được chia thành 2 loại hình chính là: hộ gia đình và doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Spa doanh nghiệp

Một doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh là spa doanh nghiệp khi và chỉ khi đáp ứng cả hai yêu cầu sau:

  • Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, cung cấp các dịch vụ liên quan đến làm đẹp, thư giãn và phục hồi cơ thể.
  • Dịch vụ bao gồm massage, chăm sóc da, liệu pháp thể thao, spa chăm sóc tóc, tầm trị liệu.

Spa hộ gia đình

Điều 79 số Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp mới nhất, quy định như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Theo đó, spa hộ gia đình cũng là một hộ kinh doanh và phải tuân thủ chính xác những quy định nêu trên. Các chủ spa nên chủ ý và làm đúng theo hướng dẫn.

Spa loại hình hộ gia đình đang rất được ưa chuộng
Spa loại hình hộ gia đình đang rất được ưa chuộng

Điều kiện đăng ký kinh doanh spa

Dưới đây là một số điều kiện phổ biến thường áp dụng trong việc đăng ký kinh doanh spa:

Giấy phép kinh doanh

Bạn cần có giấy phép kinh doanh từ cơ quan chức năng. Thông thường, bạn sẽ phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý kinh doanh địa phương. Đó thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư hay bộ Y tế.

Vị trí và không gian

Bạn cần có địa chỉ hoạt động cụ thể cho spa. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở spa phải tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn, và có sự đồng ý của chính quyền khu vực.

Nhân sự

Bạn cần có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ spa. Điều này bao gồm các nhân viên như thơ mát-xa, thợ làm móng, kỹ thuật viên làm đẹp, và nhân viên tiếp tân.

Nhân sự là một trong những điều kiện hàng đầu khi đăng ký kinh doanh spa
Nhân sự là một trong những điều kiện hàng đầu khi đăng ký kinh doanh spa

Trang thiết bị và kỹ thuật

Bạn cần có các trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật phù hợp để thực hiện các dịch vụ spa. Điều này bao gồm bồn tắm, giường mát-xa, dụng cụ làm đẹp, các sản phẩm chăm sóc da, và các máy móc, thiết bị khác.

Vệ sinh và an toàn lao động

Bạn cần tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn trong việc vận hành spa. Điều này bao gồm việc giữ gìn vệ sinh, sử dụng các sản phẩm an toàn và tuân thủ quy trình phòng ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó là các biện pháp an toàn lao động cho nhân viên.

Giấy phép chuyên ngành

Bạn sẽ được yêu cầu các giấy phép chuyên ngành cụ thể, chẳng hạn như giấy phép mát-xa, giấy phép làm đẹp, hoặc giấy phép y tế. Bạn cần kiểm tra quy định của Pháp luật về các ngành nghề kinh doanh để biết thêm thông tin chi tiết.

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và phân khúc đăng ký kinh doanh spa mà chủ spa cần đáp ứng thêm những yêu cầu cụ thể.

Giấy tờ cần thiết cho hoạt động đăng ký kinh doanh spa

Trong hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây.

Đơn đăng ký kinh doanh

  • Đơn đăng ký kinh doanh (mẫu DK01) hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (sau khi đăng ký thành công).

Giấy tờ cá nhân

  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu spa.
  • Giấy tờ chứng minh tình hình tài chính.
  • Tờ khai thuế.

Giấy tờ về địa chỉ

  • Giấy chứng nhận đăng ký tạm trú hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ của spa.
  • Hợp đồng thuê/mua đất, nhà hoặc giấy xác nhận sở hữu, quản lý nhà đất nơi đăng ký địa chỉ kinh doanh.

Giấy tờ xác nhận vị trí, kích thước và mô tả spa (sản phẩm, dịch vụ)

  • Giấy phép hoạt động spa (cấp tại Sở Y tế hoặc cơ quan quản lý y tế địa phương).
  • Giấy phép sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị y tế (nếu có).
  • Giấy tờ chứng nhận đào tạo chuyên môn (nếu có).

Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh spa

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, quy trình và thủ tục hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh spa hộ gia đình

Bước 1: Đăng ký tên công ty

  • Kiểm tra sự trùng lặp tên công ty trên trang web của Cục Đăng ký kinh doanh (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) để đảm bảo tên công ty của bạn chưa được sử dụng.
  • Điền vào mẫu đăng ký tên công ty và nộp đơn tại Trung tâm Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp huyện nơi bạn định mở spa.

Bước 2: Đăng ký giấy phép kinh doanh

  • Chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn đăng ký kinh doanh, bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu, bản sao Giấy khai sinh, bản sao hợp đồng thuê mặt bằng hoặc chứng chỉ quyền sở hữu nhà đất.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh spa

  • Nộp tại Trung tâm Đăng ký kinh doanh.
  • Thời gian xử lý và cấp giấy phép kinh doanh thường là 3-5 ngày làm việc.

Bước 4: Đăng ký hoạt động y tế

  • Nếu spa của bạn cung cấp các dịch vụ y tế như liệu pháp, massage chuyên nghiệp, bạn cần đăng ký hoạt động y tế.
  • Nộp hồ sơ tại Sở Y tế cấp huyện nơi spa của bạn đặt trụ sở.

Bước 5: Bổ sung các thủ tục khác nếu được yêu cầu và chờ được xét duyệt

Thời gian xét duyệt thường sẽ kéo dài từ 5-7 ngày trong điều kiện thông thường. Trong thời gian đó, bạn nên chủ động theo dõi phản hồi từ Sở ban hành để bổ dung hồ sơ nếu cần.

Hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh spa hộ gia đình
Hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh spa hộ gia đình

Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh spa doanh nghiệp

Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Bạn cần cung cấp thông tin giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ, số nhân sự, cổ đông ban đầu,…
  • Điền vào mẫu đăng ký tên công ty và nộp đơn tại Trung tâm Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc thành phố nơi bạn định mở spa.

Bước 2: Đăng ký giấy phép kinh doanh

  • Chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn đăng ký kinh doanh, bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu của người đứng đầu/ người đại diện doanh nghiệp, bản sao hợp đồng thuê mặt bằng hoặc chứng chỉ quyền sở hữu nhà đất.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh spa

  • Nộp tại Trung tâm Đăng ký kinh doanh.
  • Thời gian xử lý và cấp giấy phép kinh doanh thường là 3-5 ngày làm việc.

Bước 4: Đăng ký thuế

  • Đăng ký mã số thuế (MST) tại Chi cục Thuế của Sở Tài chính nơi bạn định mở spa.
  • Ban cần điền vào mẫu đăng ký MST và nộp các giấy tờ liên quan.
  • Chi cục thuế sẽ xem xét và cung cấp MST cho bạn sau một thời gian xử lý.

Bước 5: Đăng ký y tế

  • Nếu spa của bạn cung cấp các dịch vụ y tế như liệu pháp, massage chuyên nghiệp, bạn cần đăng ký hoạt động y tế.
  • Nộp hồ sơ tại Sở Y tế cấp tỉnh thành phố nơi spa của bạn đặt trụ sở.

Bước 6: Đăng ký trang thiết bị kỹ thuật

Những thiết bị, dụng cụ kỹ thuật số được sử dụng trong hướng dẫn kinh doanh spa phải được kiểm tra và đăng ký như trên. Việc này là để đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm.

Bước 7: Đăng ký bảo hiểm doanh nghiệp và bảo hiểm nhân viên

Nhân viên spa cũng giống như người lao động trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào. Vì thế, chủ spa cũng phải ký kết đầy đủ hợp đồng lao động và đăng ký bảo hiểm lao động cho họ tại cơ quan chức năng.

Bước 8: Bổ sung các giấy tờ khác và chờ xét duyệt.

Thông thường sẽ cần khoảng 1-2 tuần để hoàn tất các quy trình xét duyệt theo hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa. Chủ spa cần theo dõi và thực hiện bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan khi cần.

Hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh spa doanh nghiệp
Hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh spa doanh nghiệp

Thời gian và lệ phí đăng ký kinh doanh spa

Theo quy định pháp luật hiện hành, phi xin giấy phép trong hướng dẫn đăng ký kinh doanh spa được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký. Cụ thể như sau:

  • Lệ phí đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh là 200.000 đồng/lần,
  • Lệ phí xin cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt đồng là 100.000 đồng/hồ sơ.

Địa chỉ hỗ trợ đăng ký kinh doanh spa

Để đăng ký kinh doanh spa, trước hết bạn cần xác định loại hình kinh doanh của bản thân. Sau đó:

  • Nếu là spa hộ gia đình thì bạn tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh tại UBND huyện, thị trấn nơi bạn mở cơ sở spa.
  • Nếu là spa doanh nghiệp thì bạn tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố nơi bạn mở cơ sở spa.
Đăng ký kinh doanh spa tại UBND hoặc sở Kế hoạch & Đầu tư
Đăng ký kinh doanh spa tại UBND hoặc sở Kế hoạch & Đầu tư

Các thắc mắc khác liên quan đến đăng ký kinh doanh spa

Sau đây là một số câu hỏi xoay quanh việc đăng ký kinh doanh spa. Bạn hãy tham khảo để có sự chuẩn bị tốt hơn.

Có những yêu cầu pháp lý nào cần tuân thủ khi mở một spa?

Khi mở một spa, bạn cần tuân thủ một số yêu cầu pháp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành. Dưới đây là một số yêu cầu pháp lý phổ biến mà bạn cần xem xét:

  • Giấy phép hoạt động
  • Tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn
  • Quyền sở hữu trí tuệ
  • Nội quy và hợp đồng lao động
  • Tuân thủ các quy định thuế và kế toán

Tôi cần phải có bằng cấp hay chứng chỉ nào để điều hành một spa?

Nếu spa hộ gia đình thì bạn không cần đáp ứng quá nhiều các bảng cấp. Tuy nhiên, nếu điều hành một spa doanh nghiệp, bạn tốt hơn phải đáp ứng các bảng cấp sau:

  • Bằng cấp quản lý spa: Đây là bằng cấp chuyên ngành quản lý spa với yêu cầu kiến thức về kinh doanh, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và kiến thức về spa và làm đẹp.
  • Chứng chỉ điều hành thiết bị spa: Đây là chứng chỉ cho phép bạn điều hành các thiết bị và máy móc trong spa một cách an toàn và hiệu quả.
Điều hành kinh doanh spa không cần quá nhiều bằng cấp chứng chỉ
Điều hành kinh doanh spa không cần quá nhiều bằng cấp chứng chỉ

Đăng ký kinh doanh spa đòi hỏi nhiều công sức thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật cũng ban hành những quy định nghiêm ngặt liên quan đến chủ đề này mà các chủ spa cần đặc biệt lưu ý. Nếu bạn có ý định khởi nghiệp kinh doanh tại lĩnh vực này thì hãy chú ý tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan